Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng bào Công giáo chung sức xây dựng quê hương

PV - 15:48, 24/12/2018

Giáo phận Xuân Lộc, Đồng Nai có số giáo dân là hơn 1 triệu người, chiếm 1/6 giáo dân cả nước; chiếm 35% dân số của tỉnh Đồng Nai. Những năm qua, cùng với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đồng bào Công giáo trên địa bàn, luôn chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước sống “tốt đời đẹp đạo”, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.

Đức cha Giu se Đinh Đức Đạo thăm và tặng quà giáo dân ở sóc La Ủ- bộ phận nhỏ của giáo hạt Phương Lâm (Giáo phận Xuân Lộc Đồng Nai) nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2017. (Ảnh tư liệu).

Ông Nguyễn Quốc Vũ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Nai cho biết: Hiện nay, toàn giáo phận Xuân Lộc có 31 cơ sở bác ái từ thiện, trong đó, 17 cơ sở chăm sóc trẻ em khuyết tật, nuôi dưỡng người già cô đơn và 14 cơ sở y tế. Những năm qua, các cơ sở y tế của giáo phận Xuân Lộc tiếp nhận khám và điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân, người nghèo, đồng bào DTTS được miễn, giảm tiền chữa bệnh.

Minh chứng, từ năm 2012-2018, riêng các phòng khám của Dòng trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa đã khám và điều trị cho trên 220.000 lượt bệnh nhân. Bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn được miễn, giảm tiền khám và chữa bệnh, với tổng trị giá hơn 7,7 tỷ đồng, đồng thời được phục vụ suất ăn, chỗ ở nội trú miễn phí hoặc giá chỉ 5 ngàn đồng/suất ăn.

Hiện nay, trong vùng đồng bào Công giáo cũng đã xây dựng được 36 trường và hơn 100 nhóm lớp mầm non ngoài công lập tạo điều kiện thuận lợi cho con em đi học. Các trường còn triển khai chính sách hỗ trợ miễn, giảm học phí cho học viên, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, những năm qua, đồng bào Công giáo ở Đồng Nai còn tích cực tham gia xây dựng NTM, đô thị văn minh. Nhiều giáo dân đã tự nguyện hiến đất, bàn giao mặt bằng để làm đường giao thông nông thôn, ủng hộ kinh phí xây dựng các công trình phúc lợi… Một trong những giáo dân đã tích cực tham gia phong trào này, là ông Nguyễn Văn Trị, giáo dân Giáo xứ Bùi Chu (huyện Trảng Bom).

Ông Trị đã hiến đất để mở một con đường dài hơn 200m, rộng 5m, từ bên hông nhà kéo thẳng ra ấp Phú Sơn (xã Bắc Sơn) để bà con trong ấp đi lại, vận chuyển hàng hóa được dễ dàng. Không chỉ hiến đất, ông Trị còn tự bỏ tiền để bê tông hóa con đường này với kinh phí hơn 250 triệu đồng.

Được biết, những năm qua đồng bào Công giáo trong tỉnh đã đóng góp gần 150 tỷ đồng để tham gia xây dựng NTM, bình quân mỗi giáo hạt trong giáo phận Xuân Lộc đóng góp khoảng 2 tỷ đồng/năm để thực hiện xã hội hóa giao thông nông thôn, góp phần làm cho diện mạo nông thôn, đô thị và các xứ đạo ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Theo ông Nguyễn Quốc Vũ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Nai, các cấp chính quyền luôn tạo điều kiện cho đồng bào Công giáo được sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng trong khuôn khổ pháp luật. Vào những dịp lễ lớn như Giáng sinh, tỉnh còn hỗ trợ bà con về mọi mặt, đảm bảo sinh hoạt tôn giáo diễn ra an vui. Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể trong tỉnh chính là động lực để bà con giáo dân tiếp tục đồng hành, ngày càng tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Qua đó, đóng góp công sức, xây dựng tỉnh Đồng Nai ngày càng giàu đẹp, văn minh.

BẰNG GIANG

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.