Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng bào Chăm Tân Thuận hỗ trợ nhau thoát nghèo

PV - 18:09, 20/03/2018

Quyết tâm vượt qua đói nghèo, đồng bào Chăm ở Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã thi đua lập các nhóm sản xuất; các hộ có điều kiện khó khăn còn được tiếp sức kịp thời thông qua vay vốn ưu đãi. Nhờ đó, cuộc sống ngày càng ổn định và phát triển.

Từ năm 2014 đến 2016 ông Thông Hải và hàng chục người bạn của mình ở thôn Hiệp Nhơn (xã Tân Thuận, Hàm Thuận Nam) do thiếu vốn sản xuất nên đi làm đủ thứ nghề ở Bình Dương, Khánh Hòa nhưng vẫn không đủ trang trải cuộc sống. Trong khi đó, diện tích đất của gia đình thì chỉ trồng các loại cây không có hiệu quả kinh tế. Từ giữa năm 2017, ông Thông Hải được chính quyền địa phương thông báo sẽ triển khai cho vay vốn ưu đãi và có cán bộ hướng dẫn kỹ thuật trồng thanh long VietGap, trồng đến đâu sẽ có người cam kết đến thu mua đến đó. Bừng thức niềm hy vọng, ông Thông Hải rủ thêm một số người bạn cùng làm đơn vay vốn, mỗi người được vay trên 50 triệu đồng để đầu tư trồng thanh long. Nhóm sản xuất của ông Hải còn được doanh nghiệp cam kết thu mua sản phẩm, hỗ trợ phân bón, cây giống nên chẳng mấy chốc 1ha đất vườn nhà ông Hải đã thẫm xanh màu thanh long. Ông Hải cho biết: Có vốn rồi, phải làm lụng để tiền còn đẻ ra tiền nữa. Vợ con tôi cũng hăng say tham gia sản xuất trên chính mảnh vườn nhà mình.

Người Chăm ở Tân Thuận đã biết sử dụng kỹ thuật ánh sáng cắt quãng ban đêm cho thanh long ra hoa. Người Chăm ở Tân Thuận đã biết sử dụng kỹ thuật ánh sáng cắt quãng ban đêm cho thanh long ra hoa.

 

Cách nhà ông Thông Hải không xa, bà Thông Thị Nghé cũng vui mừng cho biết: Làm nghề tự do khắp nơi mới thấy không gì vui hơn vỡ vạc đất đai, làm giàu trên quê hương của mình. Gia đình chúng tôi được hỗ trợ vay vốn 60 triệu đồng đã xuống giống được 340 trụ thanh long. Trồng kiểu VietGap, cán bộ kỹ thuật đến tận bờ ruộng chỉ bảo nên thanh long sinh trưởng rất nhanh. Đến đầu năm 2018, bà con người Chăm ở xã Tân Thuận không chỉ thạo các kỹ thuật thông thường mà còn biết cách bắt thanh long nở hoa, đơm trái theo ý mình bằng kỹ thuật chiếu sáng ngắt quãng ban đêm. Với sự phát triển này thì các xóm người Chăm ở Tân Thuận không lo đói nghèo nữa. Chính nhờ vốn vay ưu đãi để đầu tư thanh long kết hợp nuôi gà thả vườn mà bà Nghé đã an tâm đủ tiền chu cấp cho hai đứa con đang theo học đại học.

Nhìn ruộng thanh long mướt xanh và đàn gà hàng trăm con đang phát triển, ông Thông Cảnh ở thôn Hiệp Nghĩa (xã Tân Thuận) chia sẻ: Nhờ 60 triệu đồng tiền vốn vay ưu đã của Ngân hàng Chính sách xã hội đấy. Giờ hàng trăm gia đình người Chăm chúng tôi kết nghĩa với nhau thành các Tổ sản xuất giúp nhau thoát nghèo. Tổ này nắm vững kỹ thuật thì củng cố cho Tổ kia. Cứ đầu năm, các Tổ lại gặp mặt và đưa ra các chỉ tiêu để phấn đấu cho mỗi gia đình. Như gia đình tôi, với vườn thanh long và hơn 100 cặp gà, mỗi năm sẽ thu lời trên 50 triệu đồng. Số tiền này sẽ tích lũy để đầu tư cho con cái học hành đến nơi, đến chốn. Bây giờ hầu hết người Chăm ở đây đều hiểu ra, đầu tư cho giáo dục nghĩa là đầu tư cho tương lai con em mình. Các làng Chăm khác trong huyện cũng đang dần có nhận thức này.

Ông Cao Xuân Linh, Chủ tịch UBND xã Tân Thuận cho biết: Xã luôn khuyến khích đồng bào Chăm thi đua làm ăn. Vốn vay hầu hết được người dân dùng vào việc phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, giảm nghèo bền vững. Các mô hình kinh tế chủ đạo là chăn nuôi và trồng thanh long. Các mô hình thành công cũng nhờ vào việc từng người dân đã thay đổi tập quán, thói quen. Nhà nhà đã cơ bản biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất.

Ở vùng đất này, hầu hết các làng Chăm đều nhẩm thuộc hai câu dân ca của dân tộc mình là: Kathaut glaih glar ita/ Yah drei kaya dwah dwơn ramik (Nghĩa là: Cái khó, cái nghèo bó buộc khiến ta khốn khó/ Có đồng vốn rồi phải biết cần kiệm làm ăn).

ĐÔNG NGA

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.