Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng bào các DTTS tỉnh Sơn La đón ngày Hội lớn

Hiếu Anh - 20:10, 20/09/2019

Trong những ngày cuối tháng 9 (19- 20/9), có mặt tại TP. Sơn La, chúng tôi cảm nhận một bầu không khí sôi nổi, háo hức của đồng bào các DTTS chào đón ngày Hội lớn-Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Sơn La lần thứ III. 5 năm đã qua kể từ kỳ Đại hội trước, đến nay, đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào các DTTS tỉnh Sơn La đã thêm nhiều khởi sắc…

Đồng bào các DTTS tỉnh Sơn La đón ngày Hội lớn

Các đại biểu dự Đại hội.

Ngày hội tụ

Ngay từ sáng sớm, đồng bào các dân tộc trong trang phục truyền thống đã cùng nhau tề tựu về Trung tâm hội nghị tỉnh. Cô giáo Phàng Thị Xua, 26 tuổi, dân tộc Mông đại biểu huyện Vân Hồ xúc động chia sẻ: Tôi công tác ở điểm trường Quần Mốc, Trường Mầm non Tân Xuân, xã Tân Xuân, huyện Vân Hồ. Nhà tôi cách điểm trường gần 100 cây số. Chưa kể, mỗi lần từ trung tâm xã vào điểm trường còn phải đi bộ thêm nửa ngày đường. Gắn bó với công tác giáo dục nơi còn nhiều khó khăn, những năm qua tôi luôn nỗ lực hết mình, vượt qua mọi vất vả, tất cả vì học sinh. Tại Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Vân Hồ vừa qua, tôi vinh dự được đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện về dự Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh. Chuyến đi này thực sự đã tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để tôi yên tâm công tác.

Đến dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Sơn La còn có nhiều già làng, trưởng bản Người có uy tín ở các địa phương. Già làng Tráng Lao Lử, bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La chia sẻ, gia đình ông là một gia đình cách mạng từng nuôi giấu Chủ tịch nước CHDCND Lào Kaysone Phomvihane suốt những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp. Tự hào hơn, địa phương của ông nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung đã thực sự thay da đổi thịt.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tặng hoa chúc mừng Đại hội.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tặng hoa chúc mừng Đại hội.

“Tham dự Đại hội lần này, qua các tham luận cũng như gặp gỡ chia sẻ với các đại biểu, tôi đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm hay để về phổ biến cho bà con. Qua đó, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn nữa”, già làng Tráng Lao Lử phấn khởi…

Vui mừng trước những đổi thay…

Sơn La là tỉnh vùng cao nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc. Tỉnh có gần 270km đường biên giới giáp với nước CHDCND Lào và tiếp giáp 6 tỉnh của cả nước. Thành phần DTTS chiếm tới 83,5% dân số toàn tỉnh.

Phát biểu tại Đại hội, ông Hoàng Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, Trưởng ban Chỉ đạo Đại hội cho biết: Thực hiện Quyết tâm thư từ Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Sơn La lần thứ II, 5 năm qua (2014-2019), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Theo đó, công tác xóa đói giảm nghèo đã có những chuyển biến rõ nét, đời sống đồng bào các dân tộc ngày càng được cải thiện; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được củng cố và giữ vững; sự nghiệp giáo dục, y tế tiếp tục phát triển, an sinh xã hội được đảm bảo; hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu ngày càng được đầu tư, hoàn thiện.

Cụ thể, từ 2014 đến nay, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách lớn đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, với tổng nguồn vốn đầu tư trên 5.000 tỷ đồng. Theo đó, góp phần thay đổi bộ mặt vùng đồng bào DTTS. Số hộ nghèo toàn tỉnh năm 2018 là trên 70 ngàn người, chiếm 25,5%, tốc độ giảm nghèo năm 2018 so với năm 2017 là 3,8%. Kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá so với mức bình quân chung của cả nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm 2016-2018 là 9,06%/năm. Quy mô kinh tế tăng mạnh, năm 2018, nguồn thu của tỉnh đạt gần 48 nghìn tỷ, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2014, đứng thứ 4/14 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và cao nhất so với 6 tỉnh vùng Tây Bắc.

Với các kết quả đã đạt được, Sơn La phấn đấu giai đoạn 2019-2024, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm 3-4%/năm, thu nhập bình quân đầu người DTTS tại các xã ĐBKK tăng 2-3%; tốc độ GDP đầu người đạt 52,5 triệu đồng.

Các đại biểu tham quan triển lãm ảnh tại Đại hội.
Các đại biểu tham quan triển lãm ảnh tại Đại hội.

Tại Đại hội, tỉnh Sơn La đã thông qua Quyết tâm thư và bầu 91 đại biểu chính thức dự Đại hội Đại biểu các DTTS toàn quốc. Nhân Đại hội này, 19 cá nhân đã được Ủy ban Dân tộc trao Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc, 5 tập thể và 20 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT. Chủ tịch tỉnh Sơn La cũng tặng Bằng khen cho 20 tập thể và 80 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2014-2019.

Dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Sơn La lần thứ III có 250 đại biểu chính thức đại diện 11 DTTS trong tỉnh. Dự Đại hội có ông Nguyễn Hữu Đông, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La; lãnh đạo Ban Dân tộc, các sở, ngành, địa phương… Về phía Ủy ban Dân tộc có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông.

Phát biểu tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Sơn La, Thứ trưởng Y Thông chúc mừng những thành tích to lớn của Đảng bộ, chính quyền và quân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đạt được trong thời gian vừa qua.

Thứ trưởng đề nghị, tỉnh Sơn La, cần tập trung những nhiệm vụ trọng tâm như, cán bộ, đảng viên cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc. Qua đó, kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu gây chia rẽ “diễn biến hoà bình” của các thế lực phản động; củng cố vững chắc khối đại đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Đồng thời, cần tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, đặc biệt những nơi khó khăn, vùng căn cứ cách mạng… để giúp đồng bào các DTTS ngày một vươn lên.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.