Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Môi trường sống

Đồng bằng sông Cửu Long: Thu nhập cao từ mùa lũ đẹp

PV - 17:37, 26/11/2018

Mùa nước nổi về, người dân vùng trũng Đồng Tháp Mười hân hoan đón “du lịch mùa lũ” từ những hoạt động như bơi xuồng hái điên điển, bẻ ấu, mò ốc, bắt cá… Ấn tượng nhất mỗi mùa lũ về là được chứng kiến những người dân miền Tây mộc mạc, chân chất làm công việc mới có thu nhập là làm hướng dẫn viên du lịch.

Tận dụng nước lũ

Vùng lũ Đồng Tháp Mười nổi tiếng bởi những cánh đồng sen bạt ngàn vào mùa nước nổi ở các huyện như, Tháp Mười, Cao Lãnh, Tam Nông và Thanh Bình, với hơn 167ha. Từ cây sen, người dân vùng lũ đã làm nên những đặc sản hấp dẫn du khách 4 phương như: rượu hồng sen tửu, sen sấy, trà tim sen, sữa sen, bột đậu nành hạt sen, bột đậu xanh hạt sen, gạo lứt hạt sen… Cũng bởi sức hấp dẫn của mùa sen, mùa nước nổi và các sản vật đặc sắc ấy, đời sống người dân vùng lũ đang ngày một đi lên.

Trải nghiệm du lịch sông nước tại Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa nước nổi. Trải nghiệm du lịch sông nước tại Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa nước nổi.

Anh Nguyễn Văn Mười, ở xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình chia sẻ: “Năm nay, lũ sẽ về nên vụ lúa thu đông 2018, tôi không xuống giống mà thay thế bằng việc trồng sen. Nếu làm lúa thu đông, mỗi ha lãi chưa được 10 triệu đồng, thậm chí lỗ nếu mưa nhiều và nước lũ về nhấn chìm lúa. Trồng sen mùa lũ có năng suất cao mà không lo thiệt hại, đầu ra ổn định”.

Theo sự tính toán của anh Mười, cứ 1ha sen cho trên 7 tấn gương sen và từ 8-10 tấn ngó (đọt non). Với giá bán hiện nay, thương lái cân tại ruộng từ 15.000-20.000 đồng/kg, thì anh lãi hơn 50 triệu/ha.

Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp không chỉ trồng sen lấy gương, ngó, mà còn trồng sen để lấy lá làm trà và sản xuất nhiều loại thức ăn, nước uống, làm mỹ phẩm... Các sản phẩm du lịch từ sen được tỉnh Đồng Tháp đặc biệt chú ý, như ở huyện Tháp Mười phát triển du lịch theo chủ đề “Vương quốc Sen và văn hóa tâm linh”.

Anh Lê Văn Ngọt, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười cho biết, trồng sen kết hợp đưa khách thăm quan nên thu nhập có phần khá hơn so với anh Mười. “Với diện tích sen trên đất lúa mùa lũ hiện có, bên cạnh việc dùng thuyền chở khách thăm quan đầm sen, gia đình còn kinh doanh dịch vụ ăn uống với các món ăn từ sen, tăng thêm thu nhập. “Từ nay đến Tết Nguyên đán, trừ hết chi phí, mỗi ha sen của gia đình cầm chắc 100 triệu đồng”, anh Ngọt phấn khởi chia sẻ.

“Săn” đặc sản mùa nước nổi

Mùa nước nổi ở vùng lũ Đồng Tháp không chỉ có sen mà người dân còn bội thu tôm, cá và cây trái thiên nhiên, góp phần làm nên vô số món ăn đặc sản miền quê, thu hút khách du lịch. Du khách đến Đồng Tháp cũng có thêm cơ hội trải nghiệm đồng quê, tự “săn” những món quà thiên nhiên ban tặng.

Săn chuột đồng hiện nay đang được xem là nghề “tay trái” của người dân vùng lũ mùa nước nổi, giúp cho bà con lao động có thêm thu nhập lúc nông nhàn, vừa góp phần bảo vệ mùa màng. Nước lên cao, chuột sẽ quy tụ về những gò đất cao, bụi rậm để trú ngụ nên bà con dễ tóm cổ những chú chuột đồng “chạy lũ”.

Chuột đồng còn được gọi với tên “sang chảnh” là sóc tràm. Vài năm trở lại đây, sóc tràm trở thành món ăn đặc sản đồng quê. Anh Nguyễn Văn Phong, thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn (An Giang) cho biết: Mỗi ngày bắt và thu mua từ 50 100kg. Với giá thị trường từ 50.000 đồng-60.000 đồng/kg. Trừ hết chi phí, anh lãi 500.000 đồng (không tính chuột tự bắt).

Còn nói về rau đồng (rau mọc trong tự nhiên),thì hàng đầu là cây điên điển, len lỏi cặp theo bờ kênh còn hái được kha khá các loại rau khác như: cù nèo, bông súng, rau muống đồng… Những loại rau này góp cho bữa lẩu mắm thêm phong phú.

Dừng chân bên quán lá đơn sơ của huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), chị Nguyễn Kim Nhiều (Tây Ninh) là khách du lịch chia sẻ: “Mình không có bà con ở vùng này nhưng mấy chị em rủ nhau đi xuống đây để thưởng thức những món ngon chỉ có trong mùa lũ, không phải sơn hào hải vị, mà đơn giản quẩn quanh mùa nước lũ mang về, nồi canh chua, tộc cá kho lạt, cá nướng trui ăn kèm nước chấm mắm me gói lá sen non và rổ rau đồng non mướt màu xanh mà ai cũng mê mẩn”.

HẠNH NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục
Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Hơn 420 hộ dân ở xã miền núi Tân Hóa bị ngập sâu trong nước lũ

Đầu giờ chiều nay (20/9), trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Trương Thanh Duẩn - Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) cho biết: “Hiện toàn xã có 428 hộ dân bị ngập trong nước. Trong đó, các hộ dân ở khu vực Cồn Ba đã ngập sâu 2m”.