Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng bằng sông Cửu Long: Sạt lở nghiêm trọng ở nhiều địa phương

PV - 11:00, 09/08/2019

Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng từ cơn bão số 3 cũng như thời tiết mưa dầm khiến nhiều địa phương ở khu vực ĐBSCL sạt lở nghiêm trọng. Vấn đề này đòi hỏi chính quyền và người dân nâng cao cảnh giác cũng như cần phải có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Đường trôi xuống sông

Báo Dân tộc và Phát triển số 1539, ngày 31/7 có bài viết: “cảnh báo sạt lở nguy hiểm ở Quốc lộ 91”. Theo đó, cơ quan chức năng cảnh báo Quốc lộ 91 đoạn qua địa bàn ấp Bình Phú, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang có nguy cơ bị sạt lở nghiêm trọng. Mặc dù, các cơ quan chức năng đã tích cực áp dụng nhiều biện pháp để cứu quốc lộ. Tuy nhiên, vào rạng sáng ngày 1/8, khu vực này đã sạt lở hơn 100m về phía sông Hậu. Hiện nay, sạt lở vẫn tiếp tục đe dọa đến 26 hộ dân nằm trong vùng cảnh báo.

Sau khi thiên tai xảy ra, lực lượng chức năng đã cắm biển cảnh báo và phân luồng giao thông sang tuyến đường tránh khu sạt lở Quốc lộ 91, nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông theo hướng TP. Long Xuyên đi TP. Châu Đốc và chiều ngược lại.

1/2 Quốc lộ 91 sạt lở rơi xuống sông Hậu. 1/2 Quốc lộ 91 sạt lở rơi xuống sông Hậu.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết: “Chúng tôi đã phát hiện vết nứt cách ngày sạt lở nhiều hôm và đã có chuẩn bị và triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp, nhưng đã không thể “cứu” được đoạn đường trước sức mạnh của thiên tai.

Hiện nay, Đoàn công tác của Bộ Giao thông-Vận tải do Thứ trưởng Nguyễn Nhật dẫn đầu, đã đến nắm tình hình và đưa ra giải pháp ứng cứu. Nguyên nhân ban đầu được xác định, là do địa hình đáy sông Hậu có lạch sâu áp sát bờ, tác động dòng chảy đạp vào tạo hàm ếch và tác động của tải trọng phương tiện giao thông trên Quốc lộ 91 lớn nên gây sạt lở. Do đó, giải pháp tạm thời, ứng cứu khẩn cấp là lấp hố xoáy trên nhằm tạo mái dốc để hạn chế sạt lở, bảo vệ phần còn lại của tuyến quốc lộ. Tổng kinh phí thực hiện khoảng 25 tỷ đồng từ nguồn kinh phí của tỉnh”.

Uy hiếp đê biển Tây

Hiện nay, tình trạng sạt lở không chỉ ảnh hưởng đến đường quốc lộ mà còn uy hiếp trực tiếp đến đê biển Tây thuộc địa phận tỉnh Cà Mau. Ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau cho biết, đê biển Tây thuộc địa phận tỉnh Cà Mau, có nhiệm vụ phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ngăn triều cường, nước biển dâng và gió bão cấp 9; Bảo vệ hơn 26.000 hộ dân sinh sống ven biển, gần 129.000ha đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; Cấp nước mặn và tiêu thoát nước thải phục vụ nuôi trồng thuỷ sản; ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, xổ phèn phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Do ảnh hưởng bão số 3, sóng lớn kết hợp thời gian qua đã làm sạt lở 356m đê biển miền Tây. Trong số này đã có 2 điểm chiều dài lên tới 7m bị vỡ mất chân đê phía ngoài và hiện sạt lở vào đến thân đê (phần mặt đường bê tông) đã làm cho cát trong thân đê bị chảy ra ngoài.

Trước tình hình cấp bách, ông Nguyễn Tiến Hải nhấn mạnh, “hiện chúng tôi đã đến hiện trường và trực tiếp chỉ đạo các lực lượng khẩn trương thực hiện các biện pháp hộ đê khẩn cấp nhằm bảo vệ đê biển trước nguy cơ bị vỡ. Đoạn đê bị sạt lở chiều 3/8 là đoạn đê xung yếu vừa được cải tạo với cao trình trên 3m. Thế nhưng, sóng biển dâng cao và vượt qua mặt đê là điều bất ngờ và chưa từng có tiền lệ tại địa phương”.

Để khắc phục tình trạng này, trước mắt tỉnh Cà Mau đã huy động, bố trí các lực lượng túc trực 24/24 giờ tại hiện trường để theo dõi và kịp thời xử lý khi có xảy ra tình huống xấu. Tỉnh Cà Mau chủ trương phải bằng mọi giá bảo vệ những đoạn đê khẩn cấp nhất, nguy hiểm nhất, nhằm ngăn chặn tình trạng sạt lở chân đê.

Tính đến cuối ngày 6/8, các lực lượng chức năng đã đóng được hơn 10.000 bao tải đất chặn ở vị trí sạt lở, đóng gia cố 3.000 cừ tràm xử lý được 150m đê bị sạt lở nguy hiểm nhất, đánh chìm 1 sà lan để ngăn chặn những cơn sóng lớn đánh vào những điểm sạt lở nghiêm trọng nhất và huy động và tập kết bổ sung 1.000 cừ tràm để tiếp tục gia cố chắc chắn hơn.

“Ngay khi thời tiết thuận lợi hơn, các lực lượng sẽ nhanh chóng tiếp cận hiện trường, hộ đê bất kể đêm ngày, làm mọi cách đảm bảo cho đê biển Tây được an toàn. Về lâu dài, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện phương án làm kè khẩn cấp nhằm tạo bãi tự nhiên, từ đó từng bước trồng lại rừng phòng hộ bảo vệ đê một cách tốt nhất”, ông Hải thông tin.

SONG VY

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.