Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng bằng Sông Cửu Long: Lúa hè thu “chới với” đầu ra

Như Tâm - 10:59, 12/07/2021

Chưa hết "choáng" với giá vật tư tăng vọt, rồi dịch bệnh, thời tiết bủa vây cây lúa, người nông dân ở vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại chới với khi giá lúa hè thu đột ngột giảm và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Vụ hè thu 2021 bắt đầu thu hoạch rộ
Vụ hè thu 2021 bắt đầu thu hoạch rộ

Nhìn từ vùng lúa trọng điểm Đồng Tháp

Chúng tôi về Đồng Tháp, địa phương trọng điểm của vựa lúa ĐBSCL - vào thời điểm đầu vụ thu hoạch lúa hè thu 2021 và nhanh chóng nhận ra không khí trầm lắng bao trùm lên những đồng lúa chín vàng. Thông thường, đầu vụ thu hoạch, lúa được giá hơn chính vụ, vậy mà giờ đây, chuyện lúa rớt giá diễn ra từ những ngày đầu thu hoạch, đã khiến người nông bóp bụng than trời.

Ông Nguyễn Văn Diêm, người trồng lúa có tiếng ở thị trấn Thanh Bình (huyện Thanh Bình) chia sẻ: “Giá lúa rớt nhanh quá. Chỉ sau 1 đêm, giá lúa giảm 400 đồng/kg. Mới hôm trước, thương lái đồng ý mua với giá 5.300 - 5.500 đồng/kg lúa (tươi), nhưng qua hôm sau, viện cớ mưa làm ướt lúa, họ đột ngột hạ giá xuống còn 5.000 đồng/kg. Với giá bán hiện nay, sau 3 tháng chăm sóc, nông dân chỉ huề vốn sản xuất, mất trắng công sức lao động. Còn nếu nông dân thuê đất thì coi như lỗ nặng”.

Không chỉ là sự hụt hẫng tâm lý sau khi vừa trải qua vụ lúa không “ thuận thiên”, mà còn là sự đối mặt với nguy cơ thua lỗ và hơn thế nữa. Ông Nguyễn Văn Kẹm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Bình bày tỏ lo lắng: “Thông thường, khi xuống giống được khoảng 1 tháng, thương lái tìm đến chủ ruộng để đặt tiền cọc, nhưng đến nay, lúa gần thu hoạch mọi chuyện vẫn trong im lặng đáng sợ. Đây là dấu hiệu cho thấy, việc tiêu thụ lúa trong thời gian tới sẽ khó cả về sức mua lẫn giá cả”.

Ngoài ra, thực tế tại các cánh đồng đang thu hoạch của tỉnh Đồng Tháp cho thấy, năng suất lúa bình quân đầu vụ chỉ ở mức 5 tấn/ha (năng suất chỉ đạt ở mức trung bình). Bất lợi bủa vây, nhưng người trồng lúa vẫn cứ phải... dấn thân.

“Cho dù giá vật tư tăng đến bao nhiêu, thì nông dân chúng tôi vì vấn đề an ninh lương thực, cứ đến mùa là phải xuống giống, sau đó phải bón phân, phun thuốc dù không biết khi thu hoạch bán cho ai, giá bao nhiêu...”, ông Diêm chia sẻ.

Đây cũng là tình trạng chung đang diễn ra tại nhiều địa phương có diện tích lúa hè thu sớm ở Đồng Tháp. Theo ghi nhận của ngành nông nghiệp, hiện giá lúa đang sụt so với cuối vụ đông xuân khoảng 700 đồng/kg. Tuy nhiên, dấu hiệu cho thấy giá lúa sẽ tiếp tục diễn biến tiêu cực trong thời gian tới, nhất là thời điểm chính vụ.

Nông dân thu hoạch lúa hè thu
Nông dân thu hoạch lúa hè thu

Lối ra bền vững cho lúa gạo Việt

Theo các chuyên gia kinh tế, sẽ rất khó khôi phục lại giá lúa cao như vụ đông xuân. Nguyên nhân cơ bản là do giá gạo của hai cường quốc “đối thủ” của gạo Việt Nam là Ấn Độ và Thái Lan đang giảm theo đà giảm giá của đồng tiền quốc gia của họ do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19. 

Điều này đang mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo trong nước đang nhập khẩu lúa. Gạo từ bên ngoài vào, đẩy giá lúa gạo trong nước vào “thế chân tường”. Đó là chưa kể đến nguy cơ ảnh hưởng đến danh tiếng của chất lượng gạo Việt.

Theo ông Nguyễn Phước Tuyên, chuyên gia nghiên cứu độc lập nông nghiệp ở Đồng Tháp, 5 tháng qua, Việt Nam đã nhập 1,6 triệu tấn lúa từ Campuchia và trên 300 ngàn tấn gạo từ Ấn Độ. Đặc biệt, giá gạo Ấn Độ rẻ bình quân 100 USD/tấn so với gạo cùng loại của Việt Nam, do quốc gia này trúng mùa, và đến thời điểm xả kho gạo dự trữ, lại còn được hưởng thuế suất 0% theo cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA).

“Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy, sau 30 năm sản xuất ra lượng lúa xuất khẩu, ĐBSCL đã có 1,2 triệu người, chủ yếu là người trong độ tuổi lao động, phải bỏ ruộng quê đến các khu công nghiệp để làm việc. Điều này, cho thấy lợi nhuận từ trồng lúa chưa đảm bảo được cuộc sống người trồng lúa”, ông Nguyễn Phước Tuyên cho biết thêm.

Theo các chuyên gia, lúa gạo là mặt hàng đặc biệt nhất trong nhóm nông sản khi mà giá cả, và cả việc xuất - nhập khẩu đang lệ thuộc vào điều hành của chính sách quốc gia hơn là mặt bằng thị trường.

Bên cạnh đó, dù lúa có thể bảo quản, lưu trữ lâu hơn so với nhiều loại hoa màu, nhưng gần như người trồng lúa rất khó có thể lưu trữ chờ thời cơ giá cao để bán. Bởi điều này, đòi hỏi rất nhiều công sức và mặt bằng kho chứa; nhất là áp lực nhu cầu trả tiền mua sắm vật tư trước đó, cũng như trang trải cuộc sống....

Để tìm lối ra cho gạo Việt, trước cú “trấn áp” được cho là có tác động “ngoại lực”, theo ý kiến của Giáo sư nông học Võ Tòng Xuân và rất nhiều chuyên gia nông nghiệp nhấn mạnh rằng, việc trồng lúa trong nước cần có bước tiến theo tinh thần của nền nông nghiệp thông minh: Thông minh trong quy hoạch, trong sản xuất và tiêu thụ...

Theo đó, cần thay đổi tư duy trồng lúa bằng mọi giá như thời gian qua để tiến tới mục tiêu: chỉ nên trồng lúa ở những vùng dồi dào nước ngọt tự nhiên. Các vùng còn lại, nên bố trí giống cây, con bản địa... Điều này không chỉ giảm được diện tích, sản lượng lúa, mà còn phát huy giá trị kinh tế từ việc tổ chức nuôi trồng giống cây, con đặc sản phù hợp môi trường sinh thái tự nhiên và năng lực, tư duy sản xuất của người nông dân.

Theo thông tin của Cục Trồng trọt, vụ lúa hè thu 2021, toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có kế hoạch gieo cấy là hơn 1,52 triệu ha, năng suất dự kiến đạt 5,62 tấn/ha, sản lượng dự kiến đạt hơn 8,55 triệu tấn, tăng 92.000 tấn so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên trên thực tế, diện tích gieo cấy, đặc biệt là sản lượng, giá trị thu hoạch đều giảm.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.