Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đón năm mới với chợ phiên vùng cao ở Làng Văn hóa

T.Hợp - 10:48, 31/12/2020

Đón chào năm mới 2021, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn dành cho du khách tham quan, trải nghiệm và vui chơi trong kỳ nghỉ ba ngày tới.

Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nơi bảo tồn, giữ gìn và khai thác các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam.
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nơi bảo tồn, giữ gìn và khai thác các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam.

Như thường lệ, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam từ ngày 31/12/2020 đến 3/1/2021 diễn ra “Chợ phiên vùng cao chào Xuân 2021” với 50 gian hàng và khu vực nhà dân tộc Phù Lá bao gồm 33 gian hàng, tái hiện không gian chợ mang đậm sắc màu văn hóa của vùng cao phía bắc. Chợ phiên cũng giới thiệu một số nghề thủ công truyền thống như nghề thêu và trang trí hoa văn trên vải của nhóm Dao đỏ tỉnh Bắc Kạn, thêu khăn piêu của các thiếu nữ dân tộc Thái tỉnh Sơn La, nghề đan lát truyền thống của các dân tộc đến từ Lai Châu, Bắc Kạn, Điện Biên, cùng các hoạt động trình diễn một số nghề thủ công truyền thống, trò chơi dân gian khác…

Ngoài ra, còn có chương trình chào năm mới 2021 với “Làng và những sắc hoa”, Chương trình dân ca dân vũ “Chào Xuân 2021” của cộng đồng các dân tộc, không gian trưng bày tranh “Phiên chợ ngày xuân”…

Tại Làng Văn hóa, trong những ngày đón năm mới còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa thú vị, như tái hiện một số lễ hội truyền thống của các dân tộc, như lễ hội Căm Mường của dân tộc Lự tỉnh Lai Châu, tết Khù sự chà của dân tộc Hà Nhì, tỉnh Điện Biên...

Các hoạt động tại Làng có sự tham gia của khoảng 100 đồng bào thuộc 16 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Ơ Đu, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Gia Rai, RagLai, Ê Đê, Khmer) với sự tham gia của 12 địa phương, với các điểm nhấn của các địa phương có đồng bào hoạt động hằng ngày (Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Đăk Lăk, Sóc Trăng), cùng 85 đồng bào huy động thêm trong bốn ngày từ các tỉnh Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu… Khoảng 20-25 nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Múa rối Việt Nam cũng được huy động trong dịp này./.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.