Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đổi thay nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Phương Linh - 11:40, 26/04/2024

Trong những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Lắk đã triển khai Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Nghị định 28). Hiệu quả tín dụng chính sách cho thấy, người DTTS trong tỉnh đã tiếp cận được nguồn vốn vay để đầu tư xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề và sản xuất, hướng đến vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đến nay, thực hiện Nghị định 28, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Buôn Đôn đã cho vay và giải ngân 5.480 triệu đồng cho 96 khách hàng
Đến nay, thực hiện Nghị định 28, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Buôn Đôn đã cho vay và giải ngân 5.480 triệu đồng cho 96 khách hàng

Tạo sinh kế cho đồng bào DTTS 

Tỉnh Đắk Lắk hiện có 667 nghìn người DTTS, chiếm 35,7% dân số; trong đó có gần 36 nghìn hộ nghèo, chiếm gần 65,8% số hộ nghèo toàn tỉnh. Đa số đồng bào DTTS chủ yếu sống phụ thuộc vào ruộng rẫy nên cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Với bà con, thực hiện ước mơ xây dựng được một ngôi nhà khang trang và có thu nhập ổn định là rất khó khăn. Thực hiện Nghị định số 28 của Chính phủ, năm 2023, NHCSXH tỉnh đã triển khai cho người dân vay vốn tín dụng chính sách với mục đích hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề; đầu tư, phát triển vùng trồng dược liệu quý và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

Đối tượng được vay vốn là hộ nghèo, hộ cận nghèo, doanh nghiệp và các hợp tác xã sử dụng lao động là người DTTS trên địa bàn. Các chương trình cho vay có lãi suất ưu đãi. Đối với chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở trong 5 năm đầu khách hàng chưa phải trả nợ gốc và thời hạn vay từ 10 - 15 năm.

Chị H Yon Niê ở Buôn Kđung B, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn cho biết, từ khi lập gia đình vào năm 2021, gia đình chị sống trong căn nhà cũ ẩm thấp, dột nát. Vào mùa mưa, các con cái phải sinh hoạt trong không gian nhỏ hẹp. Năm 2023, NHCSXH đã cho gia đình vay 100 triệu đồng, cùng với số tiền tự có và nhờ bà con trong làng giúp thêm ngày công, anh đã xây dựng được căn nhà mới rộng hơn 50 m2.

NHCSXH huyện Krông Pắc họp giao ban cùng Hội đoàn thể và Ban quan lý tổ tiết kiệm và vay vốn tại xã Ea Yiêng.
NHCSXH huyện Krông Pắc họp giao ban cùng Hội đoàn thể và Ban quan lý tổ tiết kiệm và vay vốn tại xã Ea Yiêng.

Chị H Yon Niê vui mừng chia sẻ: “Giờ đây, gia đình tôi được ở trong ngôi nhà khang trang hơn trước, con cái có chỗ ăn học đàng hoàng. Tôi mong muốn được tiếp tục vay vốn từ NHCSXH để đầu tư trồng cà phê, mục tiêu là trả hết nợ và thoát nghèo bền vững”.

Bên cạnh đó, chi nhánh NHCSXH tỉnh còn thực hiện cho người dân vay vốn tín dụng chính sách để chuyển đổi nghề và sản xuất. Đơn cử như hộ gia đình anh Y Sor Niê tại buôn Jăt B, xã Ea Hiu, huyện Krông Pắc nhiều năm liền là hộ nghèo của xã. Tháng 02 năm 2024, anh đã vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn chính sách để chuyển đổi từ chăn nuôi bò sang trồng và chăm sóc cây cà phê xen canh sầu riêng.

Anh Y Sor Niê chia sẻ: “Với số tiền vay được, tôi đã mua vật tư và phân bón để chăm sóc vườn cà phê xen canh sầu riêng. Đến nay, với 0,6 ha chăm sóc và giá cả cà phê hiện tại, tôi tin rằng gia đình tôi sẽ bớt khó khăn và vươn lên thoát nghèo.

Ông Võ Khắc Huy, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Buôn Đôn cho biết, Phòng Giao dịch đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban liên quan lập danh sách và rà soát kỹ đối tượng thụ hưởng để nguồn vốn tín dụng chính sách được sử dụng đúng người, đúng mục đích. Đến nay, thực hiện Chươngtrình Nghị định 28, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Buôn Đôn đã cho vay và giải ngân 5.480 triệu đồng cho 96 khách hàng. Bước đầu cho thấy, người dân được hưởng lợi rất nhiều từ chính sách này, nhất là nội dung xây nhà mới và chuyển đổi nghề.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo cơ hội cho đồng bào DTTS, hộ nghèo tại các xã trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có cơ hội vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo cơ hội cho đồng bào DTTS, hộ nghèo tại các xã trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có cơ hội vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

Tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn vốn

Sau một thời gian triển khai Nghị định 28 của Chính phủ, có thể thấy nguồn vốn vay đã tạo cơ hội cho đồng bào DTTS, hộ nghèo tại các xã trên địa bàn tỉnh có vốn để xây dựng nhà ở, phát triển thêm nhiều loại hình sinh kế, tạo nguồn thu nhập, tạo đòn bẩy để thoát nghèo bền vững.

Ông Đào Thái Hòa, Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Lắk cho biết: Đến nay, có 1.738 khách hàng là đồng bào DTTS vay vốn, với tổng dư nợ trên 93 tỷ đồng. Trong đó, có 429 khách hàng vay hỗ trợ nhà ở, 50 hộ dân vay phát triển đất sản xuất và 1.259 người chuyển đổi nghề nghiệp. Qua kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và chính quyền địa phương thì các nguồn vốn được người dân sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả. Chi nhánh đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt cơ chế và tín dụng chính sách cho vay đối với hộ đồng bào DTTS; thủ tục, quy trình, hồ sơ bảo đảm cho các hộ được tiếp cận vốn vay nhanh, thuận lợi và được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã.

Thời gian tới, Ngân hàng tiếp tục phối hợp với các địa phương nhằm tập trung rà soát, phê duyệt kịp thời các đối tượng thụ hưởng để làm cơ sở giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn của người dân theo quy định, ông Đào Thái Hòa cho biết thêm.

Có thể khẳng định, việc triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ tín dụng chính sách để xây dựng nhà ở, chuyển đổi nghề, đầu tư sản xuất, kinh doanh theo Nghị định số 28 của Chính phủ đã góp phần tạo động lực để đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh vươn lên thoát nghèo bền vững. Thời gian tới, chi nhánh NHCSXH tỉnh tiếp tục rà soát nhằm giải ngân kịp thời nguồn vốn đến người thụ hưởng; đồng thời, tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi đến các vùng đồng bào DTTS trên địa bàn. Qua đó, hướng đến mục tiêu thay đổi bộ mặt kinh tế tại vùng DTTS, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo trên toàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.