Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đổi mới công tác dân vận chính sách dân tộc

PV - 11:20, 20/02/2023

Nỗ lực trong công tác dân vận của cả hệ thống chính trị tỉnh Bình Thuận đã góp phần tạo ra những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ vững an ninh trật tự ở vùng đồng bào DTTS.

Vùng cao xã Phan Sơn
Vùng cao xã Phan Sơn

Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên tăng cường, đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh, đời sống vùng đồng bào DTTS tỉnh có chuyển biến rõ nét, hệ thống kết cấu hạ tầng được nâng cấp, 100% xã đã có đường ô tô được nhựa hóa thông suốt đến trung tâm xã; 100% xã được phủ sóng truyền hình, phát thanh và có nhà văn hóa; 100% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng; 98% hộ sử dụng điện lưới quốc gia; 88,3% hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh. Các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả được quan tâm đầu tư và nhân rộng, tỷ lệ hộ nghèo giảm...

Trong năm 2022, Ban Dân vận Tỉnh ủy và Ban Dân tộc tỉnh thường xuyên bám sát địa bàn nắm bắt kịp thời dư luận xã hội và tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đồng bào DTTS để kịp thời đề xuất với cấp ủy, chính quyền giải quyết những vấn đề bức xúc, khó khăn phát sinh trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Cụ thể, đã tổ chức làm việc với UBND huyện Hàm Tân, Tuy Phong nắm tình hình, kết quả triển khai chính sách dân tộc; các buổi làm việc chuyên đề ở các địa bàn thị trấn Lạc Tánh, thôn 4, xã Đức Bình (Tánh Linh), thôn La Dày, Đa Kim, xã Đa Mi (Hàm Thuận Bắc). Hay phối hợp Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) nắm tình hình, vận động giải quyết vụ việc Ban Quản lý chùa Bình Thắng (Bắc Bình)…

Đồng bào vùng cao xã Phan Sơn (Bắc Bình) canh tác lúa phương pháp cải tiến SRI hiệu quả
Đồng bào vùng cao xã Phan Sơn (Bắc Bình) canh tác lúa phương pháp cải tiến SRI hiệu quả

Thực hiện chủ trương kết nghĩa với các xã vùng đồng bào DTTS của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương đã phối hợp hướng dẫn xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình, điển hình làm kinh tế giỏi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong đầu tư sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt… Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng 86 mô hình phát triển kinh tế, xã hội, chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật; 6 nhóm mô hình tại 741 địa bàn dân cư với 10.349 thành viên; 38 mô hình trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào: “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”… 

Có thể kể đến một số mô hình tiêu biểu cấp tỉnh như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp triển khai công tác phòng chống bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; hướng dẫn bà con áp dụng, nhân rộng thành công mô hình sản xuất lúa theo phương thức cải tiến SRI ở xã Phan Sơn (Bắc Bình). Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn UBND xã Hải Ninh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015; Hội Nông dân tỉnh hướng dẫn 7 hộ dân ở Hàm Cần vay vốn chăn nuôi với số tiền 200 triệu đồng. Mô hình tiêu biểu cấp huyện như: Sản xuất sầu riêng an toàn ở xã La Dạ, trồng ớt ở xã Đông Tiến (Hàm Thuận Bắc)... Công an tỉnh tiếp tục duy trì 6 mô hình an ninh trật tự tại các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Nam. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thực hiện các công trình ánh sáng an ninh ở xã Phan Hòa, xã Phú Lạc…

Thời gian tới, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phối hợp thực hiện tốt tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc. Thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn (2021 - 2030), giai đoạn I từ năm (2021 - 2025), các chính sách đặc thù của tỉnh. Tăng cường tuyên truyền bà con phát huy hiệu quả sử dụng đất sản xuất do Nhà nước cấp, giao khoán bảo vệ rừng. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua: “Dân vận khéo” gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động…

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.