Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Độc đáo trò chơi "Lày cỏ” của đồng bào Tày, Nùng

PV - 12:25, 21/06/2019

Trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng tỉnh Lạng Sơn có rất nhiều phong tục tập quán, nhiều nét văn hóa đặc trưng vẫn được đồng bào gìn giữ, lưu truyền lại cho các thế hệ con cháu như hát Then, đàn Tính, hát Sli... Đặc biệt là trò chơi dân gian "Lày cỏ" vẫn được lưu giữ và được đông đảo bà con, đặc biệt là thế hệ trẻ yêu thích và nhiệt tình hưởng ứng.

Trò chơi " Lày cỏ " thường được tổ chức trong những dịp lễ hội, tết, ngày vui của đồng bào Tày, Nùng nhằm tạo không khí sôi động, phấn khởi. Trò chơi “ Lày cỏ ” gần giống như trò oẳn tù tì, nhưng phức tạp hơn vì phải kết hợp giữa miệng nói, tay xòe và suy nghĩ. Người chơi có thể xòe ra mấy ngón tay, tùy mình thích, miễn sao cộng các ngón tay hai người khớp lại, vừa đúng với số mà mình hô. Ai đoán đúng sẽ thắng. Hai bên nói kết quả đúng và trùng nhau thì hòa, gọi là “thồng sinh”. Mỗi hiệp đấu sẽ được tính là 4 điểm số bằng cách lấy bốn que đũa chia đều cho mỗi bên. Cứ người nào thua thì tự giác rút bớt một que và đưa cho người thắng. Rút hết bốn que là xong một hiệp, ai giành được hết 4 que đó là người thắng cuộc. Sự thắng thua của người chơi được thể hiện bằng sự thông minh, sự khéo léo trước đối thủ để phân chia thắng, bại. Nhiều cuộc chơi tạo ra sự giằng co từng điểm số, có thể kéo dài từ 15-20 phút mà không phân thắng bại.

Các cuộc thi “Lày cỏ” luôn thu hút được nhiều người xem. Các cuộc thi “Lày cỏ” luôn thu hút được nhiều người xem.

Nét độc đáo và đặc trưng riêng cũng được thể hiện trong cách chơi, người nào chơi lâu, nhuần nhuyễn thì cách đọc thường có “đuôi” cụ thể: số 2 hô là "nhì tảu", số 4 là "slế hồng slế", số 8 là "pát mả pát"... các tiếng hô lên tựa như một bản nhạc hay mà họ tự sáng tác ra, rất dân dã và gần gũi, tạo niềm vui cho chính họ và những người xung quanh.

Anh Lý Văn Hiếu, dân tộc Tày, 32 tuổi, ở thôn Kim Lỵ, xã Đội Cấn, huyện Tràng Định giành giải Nhất trong cuộc thi "Lày cỏ" tại Ngày hội Biên phòng toàn dân huyện Tràng Định được tổ chức tháng 3 năm 2019 cho biết: “ Lày cỏ ” là trò chơi truyền thống của dân tộc đã được lưu truyền từ đời ông bà, bố mẹ nên từ bé anh đã biết chơi trò " Lày cỏ ". Anh Hiếu rất tự hào vì biết chơi trò chơi dân gian của dân tộc mình và đạt giải tại cuộc thi.

Còn em Triệu Văn Hinh, dân tộc Nùng, 23 tuổi, ở xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình chia sẻ: Mặc dù bản thân chưa biết chơi, nhưng em rất thích xem các cuộc thi " Lày cỏ " được tổ chức trong các dịp lễ hội. Em sẽ học chơi để được thi tài trong các cuộc thi "Lày cỏ" để thể hiện bản sắc dân tộc của mình.

Ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cho biết: Trò chơi " Lày cỏ " là nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Tày, Nùng từ xa xưa vẫn được lưu truyền đến ngày nay và được đông đảo người dân nhiệt tình tham gia. Trong các ngày lễ hội truyền thống thường tổ chức các cuộc thi " Lày cỏ " để giao lưu văn hóa và thi tài nhằm mang lại không khí vui tươi, phấn khởi. Đây cũng là cách để giữ gìn nét văn hóa truyền thống mang bản sắc riêng của đồng bào DTTS Tày, Nùng trong đời sống xã hội hiện đại.

THÚY HỒNG

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.