Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Độc đáo ống hút được làm từ nông sản

Hoàng Quý – Minh Ngọc - 16:54, 22/01/2021

Thời gian qua, rác thải nhựa luôn là vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu. Để loại bỏ dần rác thải nhựa ra khỏi cuộc sống, anh Lê Văn Tám, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp sông Hồng (Đông Anh, Hà Nội) đã cho ra đời sản phẩm ống hút từ rau, củ quả nhằm bảo vệ môi trường, tăng giá trị nông sản xuất khẩu mang lại lợi ích cho người nông dân.

Sản xuất ống hút bằng nông sản tại HTX dịch vụ nông nghiệp sông Hồng
Sản xuất ống hút bằng nông sản tại HTX dịch vụ nông nghiệp sông Hồng

Trong một lần tham dự Hội chợ OCOP ở Hà Nội, chúng tôi có dịp gặp anh Lê Văn Tám, chủ nhân của sản phẩm ống hút làm từ rau, củ quả. Qua câu chuyện, chúng tôi càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa và sức lan tỏa của sản phẩm này đến người tiêu dùng và xã hội.

Theo chia sẻ của anh Tám, anh rất quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường, thường xuyên tham gia các chương trình, chiến dịch chống rác thải nhựa. Đang làm trong ngành sản xuất rau, củ quả sạch theo hướng hữu cơ, anh Tám nghĩ đến việc, thực hiện một loại sản phẩm làm từ nông sản để thay thế ống hút nhựa, vừa bảo vệ môi trường, vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

“Trong một chuyến du lịch với gia đình, tôi thấy rất nhiều rác thải nhựa trên bãi biển, gây ô nhiễm môi trường. Chính từ thời điểm đó, khi về tôi đã quyết tâm thực hiện ý tưởng biến rau, củ quả thành một loại ống hút của mình” anh Tám chia sẻ.

Được biết, để làm nguyên liệu ống hút, anh Tám đã nghiên cứu dùng các loại củ như khoai mì, khoai tây.., sử dụng màu tự nhiên của chính các loại củ này hoặc dùng màu từ quả gấc, hoa đậu biếc… Những lần đầu, ống hút thử nghiệm có vỏ rất dày, không tròn đều hoặc thân bị cong khó điều chỉnh, anh Tám kiên trì gia giảm và kết hợp các nguyên liệu cho phù hợp để hình thành loại ống hút rau củ có màu sắc tự nhiên nhưng rất bắt mắt.

Anh Lê Văn Tám kiểm tra đóng gói sản phẩm ống hút
Anh Lê Văn Tám kiểm tra đóng gói sản phẩm ống hút

Khác với ống hút nhựa, ống hút rau, củ, quả sẽ trở nên mềm nhẹ sau khoảng 30 phút cắm vào nước ấm nhưng vẫn giữ được cấu trúc, cũng như độ cứng đủ để sử dụng trong 10 giờ đồng hồ tiếp theo. Sản phẩm chỉ tan ra khi bị ngâm liên tục trong môi trường nước sau hơn 1 ngày. Mỗi chiếc ống hút sử dụng một lần, hạn dùng lên tới 18 tháng kể từ ngày sản xuất, dễ dàng phân hủy nên không gây hại cho môi trường. Một điều đặc biệt của sản phẩm này là ngoài công dụng chính vẫn dùng để uống nước, thì loại ống hút này còn có thể xào, luộc, nhúng lẩu thậm chí là rán thành các loại snack để tạo ra những món ăn giàu dinh dưỡng và lạ miệng.

Anh Tám phấn khởi nói: “Hiện, mỗi ngày HTX Sông Hồng sản xuất khoảng 50 nghìn ống hút. Sản phẩm ống hút làm từ rau, củ quả được một số đơn vị đưa vào sử dụng như Văn phòng Chính phủ, các quán cà phê giải khát trên địa bàn Hà Nội. Đặc biệt, sản phẩm ống hút rau củ đã có mặt trên kệ của một số siêu thị ở Hàn Quốc và Đức”.

Vừa qua, vào tháng 12/2020, sản phẩm ống hút được làm từ rau, củ quả của HTX dịch vụ nông nghiệp sông Hồng đã được Hội đồng chấm điểm OCOP thành phố Hà Nội chấm điểm sản phẩm OCOP đạt 5 sao.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.