Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 5 giúp dân vùng biên xóa đói giảm nghèo

Vũ Hoàng - 14:49, 03/11/2021

Đóng quân trên địa bàn 5 xã, thị trấn biên giới vùng vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn của huyện Mường Lát (Thanh Hóa), nhiều năm qua, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 5, Quân khu 4 đã trở thành cầu nối đắc lực đưa chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, góp phần xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc trên khu vực biên giới.

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 5 giúp dân vùng biên xóa đói giảm nghèo
Cán bộ Đoàn KT-QP 5 cùng cán bộ Đội sản xuất 3 tuyên truyền, vận động bà con nhân dân tại xã Mường Chanh
Cán bộ Đoàn KT-QP 5 cùng cán bộ Đội sản xuất 3 tuyên truyền, vận động bà con dân tộc Thái tại xã Mường Chanh phát triển chăn nuôi đại gia súc (Ảnh chụp trước thời điểm có Covid-19)

Mới chập tối, trước Nhà văn hóa bản Cò Cái, xã Quang Chiểu đã có nhiều người dân tập trung về đây. Bài ca cách mạng rộn ràng, dưới ánh sáng của đèn điện, người lớn tụm năm, tụm bảy trò chuyện; lũ trẻ con hồn nhiên nô đùa… Đây là không khí một buổi chiếu phim màn ảnh rộng của Phòng Chính trị - Đoàn Kinh tế- Quốc phòng 5 cho nhân dân. Những buổi chiếu phim lưu động như thế này đã góp phần nâng cao nhận thức cho bà con về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Với tâm trạng phấn khởi, anh Thao Văn Nông ở bản Cò Cái cho hay: "Có bộ đội về tuyên truyền, lại còn mở nhạc, chiếu phim cho xem, bà con ưng cái bụng lắm! Suốt ngày trên nương rẫy có được nghe, được xem đâu. Nay nhờ bộ đội, bà con mình được hiểu thêm về chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào mình".

Bằng kinh nghiệm nhiều năm bám và hiểu địa bàn, Trung tá Nguyễn Duy Trung, Trưởng Phòng Chính trị, Đoàn KT-QP 5 cho hay: "Ở đây địa hình khó khăn, không có điện, không có sóng điện thoại, không có nước sạch, đời sống văn hóa tinh thần thiếu thốn. Vì vậy, giải pháp chúng tôi đưa ra là tổ chức tuyên truyền lưu động bằng loa phóng thanh, chiếu phim màn ảnh rộng, vừa phục vụ bà con, vừa tuyên truyền hiệu quả".

Cán bộ Đoàn KT-QP 5 cùng Cấp ủy, chính quyền địa phương xã Mường Chanh kiểm tra mô hình nuôi gà của hộ đôgnf bào dân tộc Thái
Cán bộ Đoàn KT-QP 5 cùng Cấp ủy, chính quyền địa phương xã Mường Chanh kiểm tra mô hình nuôi gà của hộ đồng bào dân tộc Thái

Cùng với việc tuyên truyền lưu động, những năm qua, Đoàn KT-QP 5 thường xuyên bám dân, bám bản, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động bà con chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Thượng tá Nguyễn Đình Tấn, Phó Chính ủy Đoàn KT-QP 5 cho biết, huyện Mường Lát có hơn 90% là người DTTS. Địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, đất đai canh tác bạc màu nên vẫn còn tình trạng bà con đốt rừng canh tác; các tệ nạn xã hội như nghiện hút, buôn bán, vận chuyển tàng trữ trái phép chất ma túy, truyền đạo trái phép, di cư tự phát vẫn còn xảy ra; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách móc nối, xúi giục, lôi kéo kích động một bộ phận đồng bào DTTS gây nguy cơ mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...

Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, đơn vị đã quán triệt sâu sắc phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, "Cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc” với bà con; vừa giúp nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vừa kết hợp tuyên truyền, vận động bà con không di cư tự do, không tàng trữ, buôn bán, sử dụng chất ma túy, không truyền đạo trái phép, loại bỏ các hủ tục lạc hậu, cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù…

Trước đây, gia đình anh Lộc Văn Áng ở xã Mường Chanh là một trong nhiều hộ thuộc diện khó khăn. Đoàn KT-QP 5 đã gặp gỡ, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho anh cùng nhiều người dân khác. Cùng với đó, nhiều biện pháp hỗ trợ đã được Đoàn triển khai thực hiện, như: Giúp dựng nhà, kéo điện, làm đường, khai hoang trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng cây ngô lai, lúa nước, trồng rừng phát triển kinh tế… Nhờ đó, đời sống kinh tế ngày càng đổi thay. Anh Lộc Văn Áng phấn khởi khoe: “Được bộ đội hỗ trợ bò giống, nay đàn bò của mình đã có 4 con. Ngoài ra mình còn trồng lúa nước, chăn nuôi gà, vịt. Mình sẽ chăm chỉ làm ăn, không di cư tự do, không đốt nương làm rẫy nữa".

Cán bộ Đội sản xuất 1 tuyên truyền, hướng dẫn bà con thị trấn Mường Lát trồng cỏ voi
Cán bộ Đội sản xuất 1 tuyên truyền, hướng dẫn bà con thị trấn Mường Lát trồng cỏ voi

Nói về vai trò của Đoàn KT-QP 5 đối với đồng bào địa phương, ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát khẳng định: "Thời gian qua, Đoàn KT- QP 5 đã phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền tích cực trong công tác vận động, tuyên tuyền, góp phần nâng cao nhận thức và hành động cho bà con; mối quan hệ đoàn kết gắn bó quân dân ngày càng bền chặt; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống văn hóa, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn".

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.