Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đoàn đại biểu Người có uy tín Đắk Lắk học tập kinh nghiệm các tỉnh phía Nam

Lê Hường - 17:38, 23/10/2023

Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Đoàn đại biểu Người có uy tín đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh phía Nam. Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Lê Ngọc Vinh làm Trưởng đoàn. Tham gia đoàn còn có 5 công chức Ban Dân tộc, Công an, Y tế và 30 Người có uy tín đến từ 15 huyện, thị xã, thành phố.

Đoàn đại biểu Người có uy tín thăm quan tại tỉnh Tây Ninh
Đoàn đại biểu Người có uy tín thăm quan tại tỉnh Tây Ninh

Theo đó, Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk tham quan, học tập kinh nghiệm tại 4 tỉnh gồm tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Thuận, Khánh Hòa. Thời gian Đoàn đại biểu Người có uy tín đi là 7 ngày từ 16/10 - 21/10.

Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk đến học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách Người có uy tín tại Văn phòng UBND tỉnh Tây Ninh. Đoàn cũng được lãnh đạo, cán bộ, công chức thuộc Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận, Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa đón tiếp và cùng nhau thông tin, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc và đặc biệt là kinh nghiệm phát huy vai trò của Người có uy tín ở cơ sở trên mọi mặt từ phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn văn hóa đến bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…

Trong khuôn khổ chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh phía Nam, Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được thăm mô hình nuôi trồng đông trùng hạ thảo tại Doanh nghiệp Trà hoàn ngọc 7 Nga, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh; mô hình Bưởi xã Tân Chiều, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai; mô hình Nuôi, trồng sản xuất kết hợp du lịch các loại cây ăn trái huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa...

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo... trên các lĩnh vực tham gia tham luận.