Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc làm việc với tỉnh Điện Biên

Nam Hương - 16:07, 15/12/2020

Sáng 15/12, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Điện Biên về kết quả thực hiện Chương trình 135; Quyết định số 1672/QĐ-TTg; Quyết định số 2086/QĐ-TT, trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Làm việc với Đoàn công tác có ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc và một số sở ngành... tỉnh Điện Biên.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông phát biểu tại buổi làm việc
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông phát biểu tại buổi làm việc

Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên tại buổi làm việc cho thấy: Từ nguồn vốn Chương trình 135, giai đoạn (2016 - 2020), tỉnh Điện Biên đã tập trung hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, duy tu bảo dưỡng định kỳ 359 công trình, gồm: Giao thông, thủy lợi, trường lớp học, phụ trợ, nhà văn hóa, điện, nước sinh hoạt; Hỗ trợ trên 7.600 con trâu, bò cho gần 10 nghìn hộ dân; hơn 55 nghìn con gia cầm cho gần 900 hộ; hỗ trợ giống cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu, cây lâm nghiệp, máy móc, thiết bị sản xuất cho hàng nghìn hộ. Với tổng vốn thực hiện là gần 722 tỷ đồng, đạt 95,6% kế hoạch.

Không chỉ thực hiện hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làm thay đổi diện mạo nông thôn, Chương trình 135 còn góp phần quan trọng nâng cao năng lực cộng đồng cho cán bộ làm công tác dân tộc ở cơ sở thông qua các lớp tập huấn, các buổi tham quan, học tập, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở.

Sau 10 năm triển khai Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Cống tỉnh Điện Biên" giai đoạn 2011 - 2020, cho thấy: Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào đã cơ bản được nâng lên, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 78,8 % (năm 2012) xuống còn 50% (năm 2020 - theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020). Người dân có chuyển biến tích cực trong nhận thức, trình độ sản xuất; đại đa số đồng bào được tiếp cận cơ bản các dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin; các giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy... Cơ sở hạ tầng được đầu tư cơ bản, giao thông thuận lợi; trường lớp học đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Các chính sách hỗ trợ về điều kiện sống, phát triển sản xuất, văn hóa thông tin, y tế, giáo dục... được thực hiện đầy đủ theo quy định, qua đó góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo được lòng tin của đồng bào đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Si La (dân tộc thiểu số rất ít người cần được hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) giai đoạn 2018 - 2025, tại tỉnh Điện Biên được triển khai thực hiện từ năm 2019. Quá trình tổ chức, triển khai thực hiện, các cấp, ngành của tỉnh đã tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, huyện. Ban Dân tộc tỉnh cũng đã cử cán bộ trực tiếp phổ biến, tuyên truyền các nội dung đầu tư, hỗ trợ của Đề án đến người dân, đối tượng được thụ hưởng chính sách của Đề án để người dân biết và hiểu rõ nội dung đầu tư, hỗ trợ cũng như có sự phối hợp thực hiện và giám sát.

Các chính sách hỗ trợ cho đồng bào cơ bản đã đáp ứng một phần nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần, phát triển sản xuất, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Si La được duy trì và bảo tồn (trang phục dân tộc, lễ cầu mùa, mừng cơm mới, điệu múa, bài hát…), góp phần củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc trong khu vực, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững ổn định, tạo lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Sau thời gian triển khai Đề án, tỷ lệ hộ nghèo của dân tộc Si La từ 100% (năm 2017) đã giảm xuống 95,6% (năm 2019) theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020.

Tại buổi làm việc, các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận và làm rõ một số nội dung liên quan đến kết quả thực hiện phân bổ nguồn vốn Chương trình 135. Tỉnh Điện Biên đề xuất kế hoạch phân bổ vốn thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025; một số cơ chế đặc thù trong triển khai chính sách giảm nghèo thời gian tới...

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.