Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đô thị thông minh TP Đông Hà: Giúp người dân và chính quyền gần nhau hơn

Khánh Ngân - 17:30, 02/08/2021

Trung tâm quản lý đô thị thông minh (gọi tắt là IOC) TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị thành lập và đi vào hoạt động chưa lâu nhưng hiệu quả thì rất rõ. Đáng chú nhất là qua Trung tâm IOC, sự tương tác giữa người dân với chính quyền đã thực sự gần nhau hơn.

Một góc TP. Đông Hà (Ảnh được chụp qua Camera Trung tâm IOC TP. Đông Hà)
Một góc TP. Đông Hà (Ảnh được chụp qua Camera Trung tâm IOC TP. Đông Hà)

Đi trên Quốc lộ 9 (đoạn qua tổ dân phố số 3, phường 3, TP. Đông Hà) để ngược lên huyện Đa Krông, chúng tôi gặp một xe tải chở đất làm rơi vãi rất nhiều. Nhưng chỉ sau đó chưa đầy 10 phút, lực lượng Cảnh sát giao thông, bộ phận vệ sinh môi trường đã có mặt để xử lý.  

Tìm hiểu được biết, đó là nhờ hiệu quả của Trung tâm IOC TP. Đông Hà; khi có sự cố về môi trường, tai nạn giao thông hay an ninh trật tự, người dân có thể phản ánh trực tiếp đến Trung tâm này. Sau khi tiếp nhận thông tin, Trung tâm IOC sẽ phân loại ý kiến để kịp thời chuyển nội dung đến đúng người, đúng nhiệm vụ để xử lý kịp thời. 

Trung tâm IOC TP. Đông Hà đi vào hoạt động từ 21/6/2021, đến nay đã tiếp nhận 200 kiến nghị, phản ánh của Nhân dân TP. Đông Hà. Trong đó tập trung ở các lĩnh vực như: buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, an toàn giao thông, an ninh trật tự xã hội...

Nhờ đó, các vấn đề nóng xảy ra trên địa bàn TP. Đông Hà được xử lý dứt điểm. Nhân dân có lòng tin, ý kiến của mình được tôn trọng và được xử lý nên người dân càng có trách nhiệm hơn với thành phố mình đang sống.

Trung tâm IOC như một cầu nối giúp Nhân dân tương tác rất tốt với chính quyền thành phố, giữa người dân và chính quyền gần nhau hơn, cùng đồng hành xây dựng TP. Đông Hà ngày một giàu đẹp.

Ông Nguyễn Tăng, Chủ tịch UBND TP. Đông Hà, cho biết, Trung tâm IOC đang trong quá trình đầu tư và mới đi vào hoạt động, nhưng hiệu quả mang lại rất rõ ràng. Chính quyền và người dân thành phố tương tác rất tốt, giúp chính quyền lắng nghe ý kiến của nhân dân được nhiều hơn. 

"Nhờ người dân phản ánh kịp thời những vẫn đề nóng, như môi trường, lấn chiếm lòng, lề đường… nên đã được xử lý dứt điểm. Không chỉ vậy, IOC còn góp phần giám sát quá giải quyết thủ tục hành chính, góp phần làm minh bạch xử lý việc công", ông Tăng thông tin .

Trung tâm IOC hoạt động trên nền tảng công nghệ 4.0, với hệ thống camera đầu tư công và camera xã hội hóa, theo đó mọi biến động, sự cố trên phạm vi toàn thành phố sẽ được thu hình ảnh hiện trường chuyển về trung tâm để theo dõi. Bên cạnh đó, người dân thông qua mạng xã hội như zalo, facebook…,để phản ánh ý kiến với chính quyền về các vấn đề như: an ninh trật tự, an toàn giao thông, sự cố môi trường và cả quá trình đi làm thủ tục hành chính của mình. 

Khi nhận được thông tin phản ánh, Trung tâm IOC sẽ phân loại và gửi đến đúng người, đúng cơ quan xử lý ý kiến của người dân. Kết quả xử lý sau đó cũng được cung cấp một cách công khai lên hệ thống để người dân nắm bắt.

Chị Nguyễn Thị Lan ở tổ 3, phường 3, TP. Đông Hà chia sẻ:“Giờ có vấn đề thắc mắc, cần phản ánh với chính quyền không cần phải lên phường nữa, chỉ cần chiếc điện thoại, phản ánh cho đúng là được giải quyết ngay. Kết quả xử lý cũng được công khai, minh bạch”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 26/05/2021, UBND TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã có Quyết định số 1161/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Xây dựng đô thị thông minh thành phố Đông Hà giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030”.

 Mục tiêu của đề án là đến 2025, TP. Đông Hà cơ bản đạt các tiêu chí thành phố thông minh theo khung tham chiếu phát triển đô thị thông minh. Đây là bước quan trọng để TP. Đông Hà triển khai có hiệu quả  mục tiêu được đề ra trong Nghị quyết XIII của Đảng về chuyển đổi số.

Đề án “Xây dựng đô thị thông minh thành phố Đông Hà giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030” với tổng kinh phí đầu tư 41, 7 tỉ đồng, chia làm 5 giai đoạn đầu tư đang là bước đột phá lớn trong việc quản lý, điều hành thành phố thông minh. Tất cả các lĩnh vực như giao thông, tài nguyên, chiếu sáng, môi trường, quản lý quy hoạch và cả quá trình cải cách hành chính đều được giám sát chặt chẽ.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.