Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Đổ chất thải đặc biệt nguy hiểm ra môi trường

PV - 14:55, 24/07/2019

Theo thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường (Bộ Công an), đơn vị này vừa bắt quả tang, hai xe ô tô tải chở chất thải nghi vấn nguy hại đổ tại khu vực chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại của Công ty TNHH Kbec Vina (100% vốn Hàn Quốc).

Hiện trường chôn lấp chất thải nguy hại trái phép. Hiện trường chôn lấp chất thải nguy hại trái phép.

Bãi chôn rác của Công ty Kbec Vina đóng tại Khu xử lý chất thải tập trung xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Tại thời điểm bị bắt quả tang, xe ô tô mang biển kiểm soát 72C-096.51 chở khoảng 12 tấn chất thải và đã đổ xuống được khoảng hơn 10 tấn thì bị phát hiện và yêu cầu dừng đổ cũng như không được chôn lấp số đã đổ.

Trong số chất thải nói trên, có nhiều loại như cặn sơn, keo có mùi hắc khó chịu. Cơ quan công an đã lấy mẫu chất thải trên xe ô tô trên để giám định. Kết quả cho thấy, hơn 12 tấn chất thải nói trên là chất thải nguy hại vì có sự hiện diện của chất polyclobiphenyl (PCB)-một chất có tác hại nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người-vượt quy chuẩn về ngưỡng chất thải nguy hại gần 2 lần.

Bước đầu cơ quan công an xác định, số chất thải trên được chở đến từ một công ty có chức năng xử lý chất thải nguy hại nằm ngay trong Khu xử lý chất thải Tóc Tiên-sát bãi chôn rác của Công ty Kbec Vina.

Theo tài liệu, Công ty Kbec Vina có dấu hiệu câu kết với một số người vận chuyển chất thải nguy hại và công ty có chức năng xử lý chất thải nguy hại để trộn lẫn vào chất thải không nguy hại và chôn lấp nhằm chiếm đoạt tiền xử lý. Sự việc được xác định đã diễn ra trong thời gian dài, với khối lượng lớn.

Theo thông tin từ Tổng cục Môi trường: PCB thuộc trong nhóm 21 chất hữu cơ khó phân hủy (POP) quy định trong Công ước Stockholm (trong đó Việt Nam đã cam kết) yêu cầu phải quản lý an toàn, tiêu hủy an toàn, nghiêm cấm các hoạt động kinh doanh có thể dẫn đến việc tái chế hoặc tái sử dụng. Các chất POP nói chung và PCB nói riêng có thể gây tác hại nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người, động vật như gây ung thư, tổn thương gene, hệ thần kinh, hệ miễn dịch, gây rối loạn sinh sản…

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!