Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đình Lập (Lạng Sơn): Tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện lần thứ IV năm 2024

Thúy Hồng - 15:19, 07/06/2024

Ngày 6/6, UBND huyện Đình Lập tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Đình Lập lần thứ IV, năm 2024.

Các đại biểu tham dự Đại hội
Các đại biểu tham dự Đại hội

Theo báo cáo tại đại hội, các cấp, ngành, đoàn thể của huyện đã quan tâm thực hiện tốt các chính sách dân tộc. Nổi bật là thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giảm nghèo bền vững; các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vốn vay cho đồng bào DTTS…

Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư tại Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III và 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 24, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, quốc phòng - an ninh được bảo đảm giữ vững.

Trong giai đoạn 2019 - 2024 với tổng nguồn vốn đầu tư các chương trình gần 765 tỷ 500 triệu đồng huyện thực hiện đầu tư xây dựng 608 công trình, trong đó làm 71 công trình đường giao thông với 165,27 km; xây dựng 45 công trình trường học; 9 nhà văn hóa xã, 75 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn; 37 công trình nước sinh hoạt tập trung, đập thủy lợi; xây dựng 7 trạm y tế và xây dựng các công trình khác gồm: trụ sở UBND xã, cấp điện, duy tu... Đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của huyện giảm xuống còn 11,06%.

Các đại biểu thăm quan gian hàng trưng bày tại Đại hội
Các đại biểu thăm quan gian hàng trưng bày tại Đại hội

Hiện nay toàn huyện đã có 9/10 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, tiêu chí bình quân toàn huyện đạt 17,%. Cùng với đó, huyện cũng quan tâm phát huy vai trò của người uy tín trong cộng động các DTTS. Công tác lựa chọn Người có uy tín tại các thôn, bản đảm bảo theo quy định, giai đoạn 2019 - 2024 số Người có uy tín của huyện được UBND tỉnh công nhận 557 lượt người. Nhờ đó tạo bước đột phá cho sự đổi thay trong vùng đồng bào DTTS, an ninh trật tự ổn định, bản sắc văn hóa truyền thống được giữ gìn và phát huy.

Với chủ đề "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững", tại Đại hội các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, đề xuất giải pháp tăng cường khối Đại đoàn kết các dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa... góp phần nâng cao chất lượng công tác dân tộc giai đoạn 2024 - 2029. Đồng thời, bày tỏ quyết tâm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong nhiệm kỳ tới.

Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn Lâm Văn Viên tặng giấy khen cho 2 tập thể và 1 cá nhân tích cực đóng góp xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc
Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn Lâm Văn Viên tặng giấy khen cho 2 tập thể và 1 cá nhân tích cực đóng góp xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc

Đại hội đã hiệp thương cử 10 đại biểu chính thức dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV. Dịp này, Ban Dân tộc tỉnh tặng giấy khen cho 2 tập thể và 1 cá nhân tích cực đóng góp xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc. Đồng thời, Chủ tịch UBND cũng khen thưởng cho 15 tập thể và 24 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác DTTS giai đoạn 2014 - 2019.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.