Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Điều kỳ diệu của người mẹ bị ung thư chấp nhận mù sinh con

PV - 14:48, 27/08/2019

Dù bác sĩ và cả người thân đều khuyên nhủ bỏ thai để tập trung chữa bệnh, nhưng chị vẫn quyết tâm sinh con. Tình mẹ bao la như biển cả ấy đã tạo ra một điều kỳ diệu mà ngay cả nhiều cán bộ, y bác sĩ ngành Y cũng phải ngỡ ngàng.

“Vượt cạn” trong bóng tối!

Chị Hoàng Thị Yên, ở xã Đông La (Hoài Đức, Hà Nội) kết hôn năm 2013. Cũng như bao người phụ nữa khác, chị vui mừng đến phát khóc khi mang thai đứa con đầu lòng.

Nhưng thời gian đầu mới mang thai, cơ thể chị Yên lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi. Có hôm đang làm ở xưởng may máu cam chảy ra nhiều đồng nghiệp phải đưa chị lên phòng y tế của công ty nằm, rồi tiêm thuốc nhưng cũng không đỡ.

Chị Hoàng Thị Yên hạnh phúc bên hai con. Chị Hoàng Thị Yên hạnh phúc bên hai con.

Sau đó, chị Yên được chồng đưa vào Viện 103 khám. Qua nhiều lần thăm khám, kiểm tra, xét nghiệm chị đã bật khóc khi biết mình bị mắc ung thư vòm họng giai đoạn cuối.

“Thực sự lúc đó tôi tưởng mình gục ngã. Các bác sĩ đã khuyên tôi là nên bỏ thai để tập trung chữa bệnh nhưng tôi không nghe. Tôi nghĩ, nếu đằng nào mình cũng chết thì tại sao tôi lại không giữ mạng sống cho con mình”, chị Yên bùi ngùi kể lại.

Vì không dùng bất cứ một loại thuốc nào, bệnh tình của chị Yên ngày càng nặng hơn. Đôi mắt chị cứ mờ dần và đến khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ, bên mắt trái của chị đã không còn nhìn được nữa.

Ngày chị Yên lên bàn mổ, cũng là ngày con mắt còn lại của chị cũng không thể nhìn thấy nữa. Hy vọng được một lần trông thấy mặt con giờ cũng tắt hẳn. Chị “vượt cạn” trong bóng tối.

“Khi nghe con khóc, tôi thấy mình hạnh phúc lắm. Có nhiều người dù muốn nhưng cũng không thể làm mẹ. Còn tôi dù bệnh tật nhưng ông trời cũng không cướp đi đứa con của mình”, chị Yên nói trong nước mắt tuôn trào.

Và câu chuyện cổ tích

Bé Lê Hoàng Cẩm Tú ra đời, nặng chỉ 2,1kg và phải nằm trong lồng kính. Ngay sau khi sinh con chị Yên đã được gia đình chuyển qua Bệnh viện K Tân Triều để điều trị bệnh. Lúc đó, các bác sĩ đã từ chối chữa bệnh cho chị vì cho rằng, không còn tia hy vọng nào nữa. Nhưng sau khi được gia đình thuyết phục các bác sĩ đã đồng ý “thử thêm một lần nữa”.

Cuối cùng điều kỳ diệu đã xảy ra. Sau 2 lần xạ trị và 6 lần truyền hóa chất, các tế bào ung thư trong cơ thể chị Yên đã hoàn toàn được kiểm soát. Điều này đã khiến không chỉ bản thân chị, những người thân của chị mà ngay cả các bác sĩ cũng hết sức ngỡ ngàng, bởi đây là một kết quả không tưởng.

Năm 2017, vợ chồng chị Yên quyết định sẽ sinh thêm em bé thứ 2. Chị Yên luôn nghĩ rằng, các tế bào ung thư có thể quay lại tấn công mình bất cứ lúc nào. Thế nên chị Yên luôn muốn bé Cẩm Tú có anh có em để sau này không phải đơn độc.

Tháng 11/2018, chị Yên sinh người con trai thứ 2, mạnh khỏe và nặng 3kg. Vợ chồng chị đặt tên con trai là Lê Trọng Nguyên. 6 năm sống trong bóng tối nên bây giờ chị Yên có thể tự mình làm được một số việc như pha sữa cho con uống, cắm cơm, giặt quần áo…

Trò chuyện với chúng tôi, chị Yên không giấu được niềm hạnh phúc. Chị bảo, ông trời lấy đi đôi mắt của chị nhưng lại bù đắp cho chị 2 thiên thần đáng yêu và một người chồng chịu thương, chịu khó. Chị chia sẻ, sắp tới khi đứa con thứ 2 lớn hơn một chút chị cũng sẽ cố gắng tìm một công việc gì đó phù hợp để kiếm thêm thu nhập, giảm bớt gánh nặng cho chồng.

TUẤN TRÌNH

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.