Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Điều chỉnh phương thức thi THPT năm 2020: Học sinh vùng DTTS, miền núi còn nhiều băn khoăn

Hoàng Quý - 11:13, 11/05/2020

Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức chốt phương án kỳ thi THPT năm 2020 chỉ để xét tốt nghiệp, còn các trường đại học sẽ tự chủ tuyển sinh. Việc điều chỉnh thời gian và phương thức của kỳ thi này là cần thiết, song cũng gây khó khăn, xáo trộn cho các em học sinh, đặc biệt là học sinh miền núi, vùng DTTS.

Kỳ thi THPT năm 2020 sẽ chỉ để xét tốt nghiệp
Kỳ thi THPT năm 2020 sẽ chỉ để xét tốt nghiệp

Còn nhiều băn khoăn 

Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã thông tin chi tiết về kế hoạch tổ chức kỳ thi THPT năm 2020 trong bối cảnh dịch Covid-19. Theo đó, kỳ thi sẽ diễn ra vào tháng 8/2020, với 3 môn thi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và một bài thi tự chọn. Thời gian thi 1,5 ngày với 3 buổi thi. Đề thi sẽ được giảm nhẹ kiến thức nhưng vẫn có tính phân hóa thí sinh. Với mục đích chính là xét tốt nghiệp nên kỳ thi năm nay được đổi tên là “kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020” thay vì “thi THPT quốc gia”.

Ngay khi Bộ GD&ĐT công bố phương án thi THPT mới này, đã có nhiều ý kiến trái chiều từ thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh, đa phần các ý kiến đều đồng tình với việc điều chỉnh kỳ thi là hợp lý sau 3 tháng bị gián đoạn việc học tập. Tuy nhiên, việc thay đổi này phần nào gây hoang mang cho học sinh, đặc biệt là học sinh miền núi.

Em Lò Mai Linh, học sinh lớp 12 Trường THPT TP. Điện Biên (Điện Biên) cho biết, sau khi tìm hiểu, Linh đang cảm thấy lo lắng vì phương án thi mới này vẫn được tổ chức nhưng chỉ để xét tốt nghiệp thay vì vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển đại học như những năm trước. Theo đó, sau khi đỗ tốt nghiệp, Linh vẫn phải tham gia thêm 1 kỳ thi xét tuyển đại học nữa.

Hay như em Lục Ngọc Anh, lớp 12 Trường THPT Số II, Bảo Yên (Lào Cai) chia sẻ: “Việc thi THPT chỉ để xét tốt nghiệp, có thể tới đây em lại phải về Hà Nội để thi vào đại học một lần nữa. Em dự định đăng ký tuyển sinh 2 trường đại học, nhưng rất có thể 2 trường cùng tổ chức thi vào một thời điểm khiến em lo lắng”.

Sẵn sàng cho kỳ thi sắp tới

Được biết, để tháo gỡ những khó khăn, hỗ trợ học sinh trong kỳ thi THPT năm 2020 này, Bộ GD&ĐT cũng như các trường đại học, cao đẳng đã có kế hoạch điều chỉnh phù hợp với tình hình. Với quan điểm cố gắng tối đa bảo đảm công tác tuyển sinh diễn ra thuận lợi, công bằng, khách quan, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học và thí sinh trong công tác tuyển sinh. Kết quả của kỳ thi cũng sẽ được các trường đại học xem xét, xử lý trong tuyển sinh. Sẽ không có tình trạng thí sinh đổ dồn về các thành phố lớn dự thi. Bộ GD& ĐT cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ công tác tuyển sinh trong các khâu tổ chức đăng ký xét tuyển và lọc ảo như năm 2019.

Từ sự hỗ trợ này, thí sinh không phải tốn thời gian, công sức, kinh phí đi lại, nộp hồ sơ dự tuyển nhiều nơi rồi lại đi rút hồ sơ nếu không đúng nguyện vọng nên rất thuận lợi cho những thí sinh đăng ký những ngành, trường mình mong muốn. Với sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế, hy vọng, kỳ thi THPT năm 2020 sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn. 

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.