Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Diện tích rừng “vô chủ” rất cần “có chủ”

PV - 19:30, 30/01/2018

Theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé có diện tích quy hoạch là 45.581ha. Tuy nhiên, trong Quyết định số 1199/QĐ-UBND ngày 27/9/2016 của tỉnh Điện Biên lại là 47.228ha (tăng 1.647ha) so với diện tích quy hoạch của Chính phủ. Dẫn đến công tác bảo vệ rừng tại Mường Nhé gặp rất nhiều khó khăn, bất cập, vì diện tích tăng lên đến nay, vẫn chưa được bàn giao và chưa có chủ rừng.

Khó quy trách nhiệm

Theo ông Trần Xuân Tâm, Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, diện tích rừng chênh lệch chưa được bàn giao cho một đơn vị cụ thể nào nên rất khó quản lý, có nguy cơ dẫn đến tình trạng rừng bị khai thác, xâm lấn đất rừng làm ruộng, nương. Dù Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé là chủ rừng, nhưng chỉ là chủ của rừng đặc dụng thuộc khu bảo tồn; còn đối với diện tích tăng 1.647ha này đơn vị chưa nhận được quyết định bàn giao rừng nên không có chế tài để xử lý khi có dấu hiệu vi phạm.

 Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé. Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.

 

Trong lúc chờ quyết định cụ thể, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé cũng đã phối hợp với UBND các xã, kiểm lâm để cùng tuần tra, quản lý. Tuy nhiên, việc phối kết hợp quản lý, bảo vệ giữa các bên vẫn chưa đem lại hiệu quả.

Mặt khác, vì diện tích này chưa có chủ nên vẫn chưa được hưởng tiền phí chi trả dịch vụ môi trường rừng dẫn đến ý thức quản lý, bảo vệ rừng của người dân, cộng đồng không cao, ở một số nơi đã xảy ra nạn phá rừng làm nương rẫy.

Cụ thể, tại địa bàn xã Leng Su Sìn đã xảy ra 2 vụ phá rừng làm nương. Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé đã phối hợp với tổ 420 xử lý, ngăn chặn.

Theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, trách nhiệm để xảy ra các vụ phá rừng trái phép đầu tiên thuộc về chủ rừng; sau đó, là vai trò của chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm. Tuy nhiên, việc bàn giao chưa ngã ngũ khiến cho diện tích rừng trên vẫn chưa có chủ, do vậy việc quy trách nhiệm cụ thể giữa các lực lượng khi có sự vụ liên quan đến việc bảo vệ rừng gặp khó khăn.

Cần sớm có lời giải

Ông Trịnh Duy Đáp, Chủ tịch UBND xã Leng Su Sìn, cho biết: Trong 1.647ha rừng chưa có chủ, xã Leng Su Sìn có 747ha thuộc 2 bản: Suối Voi và Leng Su Sìn. Đối với diện tích quy hoạch “treo” này dù chưa bàn giao cho địa phương nhưng UBND xã và lực lượng kiểm lâm vẫn tổ chức quản lý, bảo vệ.

 Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé. Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.

Ông Trần Xuân Tâm, Giám đốc Ban Quản lý cho hay, 1.647ha rừng này được quy hoạch rừng đặc dụng giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 theo Quyết định số 1199/QĐ-UBND tỉnh tại 5 xã vùng đệm: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé, Nậm Kè, nhưng hiện nay diện tích đang lơ lửng, chưa giao cho cộng đồng, hộ gia đình hay tổ chức nào quản lý.

Vì vậy, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, chính quyền các xã và người dân nằm trong khu vực có diện tích rừng nêu trên đều có nguyện vọng các cấp có thầm quyền huyện, tỉnh sớm có phương án bàn giao diện tích 1.647ha cho tổ chức hay cộng đồng cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất rừng và tránh những hệ lụy từ việc rừng vô chủ.

DOÃN KIÊN

Tin cùng chuyên mục
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.