Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Diện mạo mới ở huyện vùng biên Quan Hóa

PV - 14:51, 24/05/2019

Quan Hóa là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có 5 dân tộc cùng chung sống là dân tộc Thái, Mường, Kinh, Mông và Hoa. Những năm qua, từ thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án chính sách dân tộc, đến nay huyện đã mang trên mình diện mạo mới, đời sống người dân ngày càng ổn định phát triển.

 Chính sách hỗ trợ sản xuất tạo động lực giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. (Trong ảnh: Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ gia đình ông Phạm Bá Lực, trú tại xã Phú Nghiêm đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình trang trại ). Chính sách hỗ trợ sản xuất tạo động lực giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. (Trong ảnh: Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ gia đình ông Phạm Bá Lực, trú tại xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình trang trại ).

Từng bước đổi thay

Từ năm 2014 đến nay, từ Chương trình 135 huyện Quan Hóa đã hỗ trợ đầu tư xây dựng được 104 công trình, với tổng nguồn vốn là 93 tỷ 076 triệu đồng, trong đó chủ yếu là các công trình giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, trường học, nước sinh hoạt; hôc trợ nhiều mô hình phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học-kỹ thuật cho bà con; tập huấn nâng cao năng lực cán bộ cơ sở.

Ngoài ra, Chương trình 30a, xây dựng NTM cũng đã đầu tư xây dựng trụ sở làm việc UBND các xã, với 14/18 xã hoàn thành công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả…

Từ việc triển khai các chương trình, dự án mà bản sắc văn hóa dân tộc, làng nghề truyền thống được bảo tồn, phát triển, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần, giải quyết việc làm cho đồng bào; Chính sách hỗ trợ cho học sinh hộ nghèo vùng ĐBKK đi học; hỗ trợ tiền ăn và tiền nhà ở cho học sinh bán trú; Hỗ trợ cho sinh viên được vay vốn bảo đảm việc học tập… đã và đang giúp cho hàng trăm học sinh, sinh viên DTTS có cơ hội được đến trường, hoàn thành ước mơ. Nhiều em trong số đó đã trở thành những cán bộ trẻ có năng lực trở về phục vụ chính mảnh đất quê hương Quan Hóa.

Hiệu quả các chương trình, dự án chính sách dân tộc đã tạo nên diện mạo mới cho huyện vùng cao, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng lên. Đến nay, 100% số xã có điện lưới quốc gia; số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 85,3%; 17/18 xã, thị trấn có đường ô tô nhựa hóa, bê tông hóa đến trung tâm xã, 16/18 xã có nhà văn hóa xã, 65/107 bản có nhà văn hóa...

Đặc biệt, năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện là 25,37% đến năm 2018 giảm còn 15.62% (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, giảm 9,75% so với năm 2014). Các xã đã làm tốt công tác giảm nghèo, có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh bền vững điển hình như: xã Xuân Phú, Nam Xuân, Hiền Chung.

Nỗ lực, chủ động vượt qua thách thức

Trong phong trào thi đua sản xuất, xóa đói giảm nghèo áp dụng có hiệu quả các nguồn hỗ trợ, vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá giả nổi lên như: gia đình ông Phạm Bá Khâm dân tộc Thái, bản Tân Sơn; ông Lò Khăm Tím ở bản Lóp Hai, xã Hiền Chung; ông Lương Văn Biệt ở bản Tai Giác, xã Phú Sơn; bà Hà Thị Huệ ở bản Hàm, xã Thiên Phủ; ông Phạm Bá Lực xã Phú Nghiêm…

“Chúng tôi rất biết ơn và phấn khởi khi được thụ hưởng các chính sách của Nhà nước dành cho đồng bào DTTS. Nhờ có chính sách mà mức sống, dân trí của người dân chúng tôi đang được nâng lên. Những năm trước đây, từ chỗ thiếu ăn, thiếu mặc, không điện, không đường thì nay cơ sở hạ tầng đã đầy đủ, nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên khá giả. Tôi tin rằng, nếu Nhà nước tiếp tục quan tâm thì chỉ cần vài năm nữa thôi, trên địa bàn sẽ không còn hộ nghèo”, bà Hà Thị Huệ, bản Hàm, xã Thiên Phủ phấn khởi nói.

Chia sẻ về mục tiêu, nhiệm vụ của địa phương nhằm duy trì bền vững và từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, bà Phạm Thị Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa cho biết, trước mắt, huyện sẽ tập trung phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS theo hướng bền vững. Trong đó, đẩy nhanh việc giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế vùng DTTS; quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ là người DTTS; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

Theo bà Phạm Thị Hoa, hiện nay một số cơ chế chính sách, nguồn vốn Nhà nước đầu tư còn dàn trải, chưa phát huy được tác dụng; một số chính sách đặc thù còn mang tính giải quyết tình thế trước mắt, chưa thật sự khơi dậy và tạo đà để phát huy mạnh mẽ khả năng tự lực, tự cường vươn lên trong mọi mặt của đồng bào các DTTS. “Những hạn chế, tồn tại này xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan của người trong cuộc, cần phải khắc phục từng bước trong thời gian tới.”, bà Hoa nhấn mạnh.

THU THẢO

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.