Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Diễn đàn khuyến nông: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong phát triển sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu”

Nhật Minh - 15:05, 23/09/2022

Trong 2 ngày (22 - 23/9/2022), tại thành phố Đà Lạt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong phát triển sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Ông Hoàng Văn Hồng, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biển tại Diễn đàn
Ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biển tại Diễn đàn

Diễn đàn thu hút sự tham gia của 180 đại biểu, trong đó có 60 đại biểu là đại diện lãnh đạo, cán bộ chuyên môn của Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa Đà Lạt, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Khuyến nông 7 tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Nai, Lâm Đồng, các cơ quan báo chí ở Trung ương, địa phương; Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm Nông nghiệp các huyện, thành phố cùng 120 đại biểu là đại diện các Hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân của tỉnh Lâm Đồng.

 Các ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng đồng chủ trì Diễn đàn

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn khẳng định, trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, trong đó nông nghiệp là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Đặc biệt, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường; biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp: Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, tăng khả năng phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

Tại Diễn đàn, ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, ngành Nông nghiệp Việt Nam đã cơ cấu lại theo hướng hiện đại, đạt được nhiều kết quả quan trọng cả về quy mô và trình độ sản xuất. Sản xuất nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, với năng suất và chất lượng ngày càng cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu tăng mạnh. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp cũng đứng trước nhiều thách thức do biến đổi khí hậu gây ra. 

Để ứng phó với những bất lợi do biến đổi khí hậu gây ra cho sản xuất nông nghiệp, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm. Bằng các giải pháp công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.

Diễn đàn tập trung trao đổi, chia sẻ các giải pháp ứng dụng các thiết bị tự động tiết kiệm thời gian và chi phí theo công nghệ Israel vào các dự án của Công ty Cổ phần Công nghệ tưới Khang Thịnh; Kinh nghiệm trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu của Hợp tác xã Thủy canh Việt; Nông nghiệp 4.0 và những thách thức đang phải đối mặt của Công ty TNHH Momosatek; Quản lý chuỗi cung ứng minh bạch thông tin chống gian lận thương mại và kết nối cung cầu của Công ty Cổ phần và Công nghệ và Truyền thông Smart Life.

Có thể nói việc phát triển nông nghiệp thông minh sẽ là bước đột phá tiếp theo trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp thông minh của Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng còn nhiều khó khăn, thách thức như: Cơ sở dữ liệu số chưa được thiết kế và số hoá đồng bộ; khả năng cung ứng công nghệ cho nông nghiệp thông minh còn hạn chế; tỷ lệ tự động hóa trong nông nghiệp chưa cao; đầu tư cho phát triển nông nghiệp thông minh còn hạn chế; chưa có cơ chế ưu đãi về tín dụng và đất đai cho phát triển nông nghiệp thông minh… 

Chính vì vậy, tại Diễn đàn, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, thảo luận, tập trung vào 5 vấn đề chính sau: Một là, Cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp thông minh; Hai là, vấn đề quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Ba là, các giải pháp về khoa học công nghệ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực nông nghiệp; Bốn là, giải pháp về vốn, thu hút đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ số; Năm là, vấn đề phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kỹ thuật, kỹ năng sử dụng vận hành công nghệ và làm chủ công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Qua Diễn đàn đã tiếp nhận những thông tin hữu ích; đồng thời tìm thấy những nút thắt, những vấn đề cần thiết trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh trong điều kiện đất đai và biến đổi khí hậu hiện nay. Đồng thời, nắm bắt được những khó khăn của các đại biểu tỉnh bạn, cũng như các cơ quan quản lý, nông dân của tỉnh Lâm Đồng, trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đồi khí hậu tại các địa phương.

 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng cũng đã tiếp thu các ý kiến của các đại biểu để rà soát tổng hợp, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành những chính sách mới phát triển nông nghiệp thông minh phù hợp hơn nữa với thực tế trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.