Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Điện Biên: Tổ chức Lễ dâng hương tưởng nhớ Tướng quân Hoàng Công Chất

Hoàng Khánh - 16:34, 26/03/2022

Sáng 26/3, tại Thành Bản Phủ, xã Noong Hẹt, UBND huyện Điện Biên (Điện Biên) tổ chức Lễ dâng hương Kỷ niệm 253 năm ngày mất Tướng quân Hoàng Công Chất (1769 - 2022).

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay Lễ hội Thành Bản Phủ chỉ tiến hành phần lễ, không tổ chức phần hội
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm nay Lễ hội Thành Bản Phủ chỉ tiến hành phần lễ, không tổ chức phần hội

Lễ hội Thành Bản Phủ được tổ chức hằng năm vào ngày 24/2 âm lịch, để tưởng nhớ thủ lĩnh Tướng quân Hoàng Công Chất. Người vào thế kỷ 18 đã cùng tướng Ngải, tướng Khanh là hai vị thủ lĩnh người dân tộc Thái ở Điện Biên lãnh đạo Nhân dân các dân tộc đánh đuổi giặc Phẻ, giải phóng Mường Thanh.

Đọc chúc văn kể lại quá trình đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm, gìn giữ bản làng của Tướng quân Hoàng Công Chất
Đọc chúc văn kể lại quá trình đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm, gìn giữ bản làng của Tướng quân Hoàng Công Chất

Để có căn cứ hoạt động lâu dài, Hoàng Công Chất đã cho xây dựng Thành Bản Phủ. Từ đó, căn cứ hoạt động của nghĩa quân đã phát triển ra khắp mười châu của phủ An Tây, phía Bắc giáp biên giới Trung Quốc, phía Nam mở rộng xuống Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa. Cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Công Chất lãnh đạo kéo dài từ năm 1739 - 1769 đã tập hợp Nhân dân các dân tộc trong vùng thành một khối thống nhất, xây dựng tình đoàn kết, cùng nhau đánh giặc giữ nước, bảo vệ núi rừng vùng biên cương của đất nước.

Tại thành nội Bản Phủ, sau khi tướng Hoàng Công Chất qua đời, để tỏ lòng biết ơn người anh hùng đã có công dẹp giặc ngoại xâm đem lại cuộc sống yên bình cho Nhân dân, Nhân dân Mường Thanh đã lập đền thờ linh chúa Hoàng Công Chất và 6 vị thần quận công: Lò Ngải, Bạc Cầm Khanh, Hoàng Công Toản, Bun Phanh, Vũ Tả, Nguyễn Hữu, được dân gian gọi chung là đền Hoàng Công Chất.

Phần lễ diễn ra trong không khí nghiêm trang, long trọng. Những người phụ nữ lớn tuổi thực hiện dâng hương, tế lễ.
Phần lễ diễn ra trong không khí nghiêm trang, long trọng. Những người phụ nữ lớn tuổi thực hiện dâng hương, tế lễ.

Lễ hội Thành Bản Phủ cũng nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 68 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đây là dịp để Nhân dân các dân tộc có cơ hội giao lưu học hỏi và quảng bá, tôn vinh bản sắc văn hóa dân gian, thu hút và phát triển du lịch gắn với việc xây dựng nông thôn mới của huyện Điện Biên, góp phần tăng cường khối Đại đoàn kết các dân tộc, xây dựng huyện Điện Biên ngày càng phát triển.

Đồng bào Thái tiến hành nghi lễ
Đồng bào Thái tiến hành nghi lễ

Năm 1981, sau khi di tích Thành Bản Phủ được công nhận là di tích cấp quốc gia, Nhà nước đã đầu tư kinh phí, cùng với sự ủng hộ đóng góp của Nhân dân, nên bước đầu ngôi đền đã được tu bổ một số hạng mục nhưng không làm mất đi những đường nét cũ.

Nghi thức dâng đăng
Nghi thức dâng đăng

Di tích Thành Bản Phủ là di sản văn hóa quý báu, là niềm tự hào của nước ta nói chung và của Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên nói riêng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; là tài nguyên du lịch và là điểm đến trong hành trình về nguồn của du khách khi đến thăm Điện Biên.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.