Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Điện Biên: Phát triển kinh tế rừng cho hiệu quả "2 trong 1"

Vũ Lợi - 14:43, 28/09/2020

Tỉnh Điện Biên có ít đất nông nghiệp, đời sống người dân phụ thuộc nhiều vào rừng. Bởi vậy, những năm gần đây, thay vì thụ động "ăn rừng" người dân đã chủ động phát triển kinh tế bằng những mô hình trồng thảo quả, sa nhân, dược liệu... dưới tán rừng; bước đầu đem lại hiệu quả "2 trong 1", vừa nâng cao thu nhập, vừa góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng tại xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng tại xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Năm 2013, lần đầu tiên người dân xã biên giới Sín Thầu (huyện Mường Nhé) biết đến mô hình phát triển sinh kế trồng cây sa nhân dưới tán rừng. Do người dân chưa có nhiều thông tin, chưa hiểu rõ giá trị kinh tế của giống cây này, nên đã từ chối tham gia mô hình. Ông Pờ Dần Sinh, bản Tả Kố Khừ, xã Sín Thầu khi ấy với vai trò nguyên lãnh đạo xã, Người có uy tín, đã mạnh dạn nhận làm mô hình điểm trồng 1ha sa nhân dưới tán rừng.

Ông Sinh chia sẻ: “Mỗi lần sang cửa khẩu A Pa Chải, thấy người dân bên kia biên giới thu mua sa nhân với giá cao, tôi đã ấp ủ ý định trồng loại cây này dưới tán rừng. Nhưng kinh nghiệm chưa có, cũng không biết lấy loại giống nào cho tốt,trong khi thị trường lại có nhiều loại, mỗi loại quả sa nhân lại bán với giá khác nhau. Sau thời gian tìm hiểu cách trồng, chăm sóc, cộng với việc được thụ hưởng dự án của Nhà nước hỗ trợ, tôi quyết định trồng loại cây sa nhân tím”.

Sau 3 năm triển khai, đến năm 2016, diện tích sa nhân của gia đình ông Sinh cho thu nhập trên 40 triệu đồng. Theo ông Sinh, cây sa nhân tím dễ trồng, tận dụng được diện tích đất dưới tán rừng, tốn ít công chăm sóc, giá bán cao, cây trồng sau 2 - 3 năm bắt đầu cho thu hoạch. Rễ cây lan tới đâu thì diện tích sa nhân cũng được mở rộng tới đó; nếu chăm sóc tốt, có thể thu hoạch trong thời gian 10 - 12 năm. Ngoài hiệu quả kinh tế, sa nhân tím còn góp phần hạn chế tình trạng cháy rừng, tạo nên thảm thực vật đa dạng, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng sa nhân tím của gia đình ông Sinh, người dân xã Sín Thầu bắt đầu tìm mua hoặc xin hỗ trợ giống cây này từ các chương trình, dự án phát triển sinh kế của huyện về trồng dưới tán rừng. Đến nay toàn xã có gần 50ha sa nhân, trong đó trên 60% diện tích đã được thu hoạch.

Bà Pờ Mỳ Lế, Bí thư Ðảng ủy xã Sín Thầu cho biết: Sau gần 5 năm triển khai, các mô hình bước đầu mang lại hiệu quả kép, vừa mang lại giá trị kinh tế đồng thời bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có. Không chỉ phối hợp với lực lượng Biên phòng, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, xã Sín Thầu tiếp tục vận động người dân phát triển trồng sa nhân dưới tán rừng thông qua các dự án hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 30a, 135,Nông thôn mới… Dự kiến thời gian tới diện tích sa nhân của xã sẽ tiếp tục được mở rộng.

Khác với Sín Thầu, người dân xã Tênh Phông (huyện Tuần Giáo) lại tận dụng lợi thế dưới những tán rừng già tự nhiên, độ ẩm lớn để phát triển cây thảo quả. Người dân ở đây hiện đang sở hữu diện tích thảo quả lớn nhất huyện, với gần 84ha đang cho thu hoạch. Gần 25 năm trước, thảo quả được một số người dân trong xã đưa từ Phong Thổ (Lai Châu) về trồng trên nương, sau thấy cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế nên bà con tập trung trồng đại trà. Những năm gần đây, thảo quả được giá, được mùa nên đã là cây chủ lực trong xóa đói, giảm nghèo cho bà con, với thu nhập bình quân mỗi hộ đạt 10 - 60 triệu đồng/năm.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.