Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Điện Biên: Nông dân đối mặt với cà phê mất mùa, mất giá

PV - 16:07, 03/12/2018

Từ lâu cà phê đã trở thành cây trồng chủ lực giúp bà con huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên trong xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên niên vụ 2017-2018 này, do những bất lợi về thời tiết và sự biến động khó lường của thị trường nên cà phê Mường Ảng rơi vào tình trạng, vừa mất mùa vừa mất giá thê thảm.

Nhiều năm trồng cây cà phê, bà Bùi Thị Xuân, tổ 7, thị trấn Mường Ảng cho biết, rất hiếm năm người trồng cà phê ở tỉnh phía Bắc lại bị thất bát nặng nề như năm nay, vừa mất mùa lại vừa mất giá. Năm ngoái vợ chồng tôi quyết định bỏ hơn 1 tỷ đồng mua phân bón, thuê người chăm sóc 27ha cà phê và đầu tư 600 triệu đồng mua máy sấy cà phê. Lãi chưa thấy đâu, cà phê năm nay vừa mất mùa, giá lại thấp khủng khiếp chỉ từ 4.000-6.000 đồng/kg. Vụ này gia đình tôi không những mất công mà có nguy cơ bị lỗ.

Niên vụ cà phê 2017-2018 nhiều gia đình ở Mường Ảng đầu tư rất lớn vào cây cà phê nhưng lại bị thiệt hại kép vừa mất mùa, vừa mất giá. Niên vụ cà phê 2017-2018 nhiều gia đình ở Mường Ảng đầu tư rất lớn vào cây cà phê nhưng lại bị thiệt hại kép vừa mất mùa, vừa mất giá.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Dung, bản Cang, xã Ảng Cang đi vay lãi ngân hàng hơn 500 triệu đồng mua phân bón và thuê người chăm sóc cà phê. Nhưng theo dự báo, đến cuối vụ gia đình bà chỉ thu được khoảng 200 triệu đồng, số còn lại và tiền lãi ngân hàng coi như mất trắng.

Theo phòng chuyên môn huyện Mường Ảng lý giải, nguyên nhân sản lượng cà phê giảm là do thời tiết mưa nhiều không thuận lợi, mặt khác, theo quy luật năm ngoái cà phê đậu quả rất sai nên đã lấy đi lượng lớn chất dinh dưỡng tích trong cây, làm cây suy kiệt. Ngoài ra, còn do tâm lý người dân những năm gần đây chịu áp lực về giá cả cà phê bấp bênh nên chưa mặn mà chăm sóc cà phê chu đáo dẫn đến sản lượng suy giảm.

Theo định hướng của chính quyền huyện Mường Ảng, xác định về lâu dài cà phê vẫn là cây trồng chủ lực trong xóa đói giảm nghèo của địa phương. Bởi vậy, mục tiêu từ nay đến năm 2020, huyện phấn đấu giữ vững diện tích gần 2.500ha cà phê hiện có và nâng sản lượng đạt trên 8.000 tấn.

Theo ông Nguyễn Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng, trước mắt, để giải quyết những khó khăn cho người trồng cà phê, huyện Mường Ảng sẽ báo cáo với lãnh đạo tỉnh Điện Biên có chính sách hỗ trợ cho người dân về vật tư và phân bón trong 3 năm tới, và có chính sách hỗ trợ giá cà phê trong trường hợp giá xuống thấp hơn 5.000 đồng/kg.

Ngoài ra, huyện tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông vào các bản, khu trồng và sản xuất cà phê lớn để tạo điều kiện cho người dân vận chuyển phân bón cũng như thu hoạch sản phẩm thuận lợi; kêu gọi thêm các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vào thu mua, đầu tư nhà máy chế biến cà phê để ổn định giá cả và nâng cao chất lượng sản phẩm cho cây cà phê của địa phương…

" Trước mắt để giải quyết những khó khăn cho người trồng cà phê, UBND huyện Mường Ảng sẽ báo cáo với UBND tỉnh Điện Biên có chính sách hỗ trợ cho người dân về vật tư và phân bón trong 3 năm tới, và có chính sách hỗ trợ giá cà phê trong trường hợp giá xuống thấp hơn 5.000 đồng/kg.”  (Ông Nguyễn Hữu Hiệp,  Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng)

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.