Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Điện Biên: Nâng cao hiệu quả hoạt động các đội văn nghệ quần chúng

Văn Hoa - 20:53, 27/07/2023

Nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ cơ sở, vừa qua, HĐND tỉnh Điện Biên đã ban hành Nghị quyết số 05/2023/NQ-HĐND về Quy định mức kinh phí hỗ trợ hoạt động cho các đội văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Nghị quyết góp phần khuyến khích người dân tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ cơ sở phát triển, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc
Nghị quyết góp phần khuyến khích người dân tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ cơ sở phát triển, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc

Nghị quyết nhằm giải quyết những khó khăn trong thực tiễn, duy trì phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần cụ thể hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước, tỉnh Điện Biên về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; khuyến khích người dân tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ cơ sở phát triển, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân và nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Các cô gái dân tộc Lào tham gia biểu diễn tại Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam – Lào lần thứ III, năm 2022
Các cô gái dân tộc Lào tham gia biểu diễn tại Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III, năm 2022

Theo đó, mức hỗ trợ là 4 triệu đồng/đội/thôn, bản, tổ dân phố/năm, định kỳ 1 lần/năm. Nội dung hỗ trợ là mua sắm, thuê trang phục, đạo cụ, thiết bị, hóa trang; thuê đạo diễn, biên đạo, dàn dựng chương trình; bồi dưỡng cho diễn viên tập luyện, biểu diễn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.038 đội văn nghệ quần chúng thôn, bản, tổ dân phố/1.445 thôn, bản, tổ dân phố đang hoạt động. Mỗi tổ, đội có từ 10 - 40 hạt nhân văn nghệ là các diễn viên không chuyên, cán bộ nghỉ hưu, đoàn viên, thanh niên, người lao động. Các đội hoạt động theo phương thức xã hội hóa, tự đóng góp kinh phí để sinh hoạt, thuê trang phục biểu diễn.

Nhiều đội hoạt động tích cực, hiệu quả, phục vụ nhiệm vụ chính trị, văn hóa, du lịch của địa phương. Vào những dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm lớn của đất nước, địa phương, bằng lời ca, tiếng hát, điệu múa, những “diễn viên không chuyên” đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong Nhân dân.

Thông qua chương trình biểu diễn, giao lưu văn hóa, văn nghệ do các đội văn nghệ quần chúng biểu diễn đã tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần giáo dục chính trị, tư tưởng, xóa bỏ những quan điểm lạc hậu và hủ tục.
Thông qua chương trình biểu diễn, giao lưu văn hóa, văn nghệ do các đội văn nghệ quần chúng biểu diễn đã tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần giáo dục chính trị, tư tưởng, xóa bỏ những quan điểm lạc hậu và hủ tục.

Hằng năm, trung bình các đội văn nghệ tổ chức khoảng 4.000 buổi biểu diễn phục vụ Nhân dân, nhất là đồng bào DTTS ở vùng cao, vùng xa, vùng biên giới, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng trên địa bàn tỉnh. Thông qua chương trình biểu diễn, giao lưu văn hóa, văn nghệ do các đội văn nghệ quần chúng biểu diễn đã tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần giáo dục chính trị, tư tưởng, xóa bỏ những quan điểm lạc hậu và hủ tục. Hoạt động của các đội văn nghệ còn tạo nên nét riêng có, hấp dẫn cho các điểm du lịch cộng đồng tại tỉnh Điện Biên.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.