Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Điện Biên có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

T.Hợp - 15:11, 11/03/2021

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra quyết định công bố tỉnh Điện Biên có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Phụ nữ Hoa (Xạ Phang) huyện Tủa Chùa thực hiện công đoạn làm giày thêu. Ảnh: Song An.
Phụ nữ Hoa (Xạ Phang) huyện Tủa Chùa thực hiện công đoạn làm giày thêu. Ảnh: Song An.

Hai di sản vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia gồm: Nghề làm giày thêu hiện đang được cộng đồng dân tộc Hoa (Xạ Phang) gìn giữ, duy trì tại các xã: Tả Sìn Thàng, Lao Xả Phình (huyện Tủa Chùa); Huổi Lèng, Sa Lông (huyện Mường Chà); Phìn Hồ (huyện Nậm Pồ).

Nghệ thuật trình diễn dân gian múa của người Khơ Mú hiện có tại các huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Chà, Nậm Pồ và thành phố Điện Biên Phủ.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Điện Biên đã có 12 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Qua đó, là động lực để địa phương tiếp tục khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, góp phần phát triển du lịch.

Ðể bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số, những năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên cũng đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và một số tỉnh trong cả nước triển khai xây dựng nhiều nội dung quan trọng như: hồ sơ di sản “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam”, di sản “Nghệ thuật xòe Thái” đề nghị UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; tổ chức hội thảo quốc tế “Nghệ thuật Xòe Thái”. Trong đó, di sản “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” đã được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại./.


Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.