Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Điểm sáng trong công tác hòa giải ở cơ sở

Trung Dũng - 10:45, 28/09/2020

Những năm qua, Tổ hòa giải ở buôn Cuôr Đăng B, xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar (Đăk Lăk) luôn kịp thời giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng dân cư, giữ gìn tình đoàn kết, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trên địa bàn. Buôn được coi là điểm sáng trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Các thành viên Tổ hòa giải buôn Cuôr Đăng B trong một buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật.
Các thành viên Tổ hòa giải buôn Cuôr Đăng B trong một buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Do bố mẹ mất đi không để lại di chúc, tài sản thừa kế để lại có giá trị khá lớn, 3 anh em Y., G., V. ai cũng muốn mình được phần hơn nên việc phân chia tài sản gặp rất nhiều khó khăn. Do không tìm được tiếng nói chung, cộng với mâu thuẫn dồn nén lâu ngày, nên giữa 3 anh em thường xuyên xảy ra gây gổ, đánh nhau, gây mất trật tự trong buôn… Nắm được vụ việc, các thành viên Tổ hòa giải của buôn đã vào cuộc, tiến hành phân tích về “lý - tình” cho 3 anh em hiểu rõ. Sau khi được giải thích, hòa giải, các bên đã đồng ý chia tài sản thừa kế theo hướng hợp lý, đúng pháp luật.

Hay vì không tìm được tiếng nói chung, cặp vợ chồng trẻ Y. và N. thường xuyên xảy cãi vã, dẫn đến phải sống ly thân. Các thành viên Tổ hòa giải đã đến tận nhà gặp gỡ 2 vợ chồng, trò chuyện nắm rõ lý do dẫn đến bất hòa để khuyên can, phân tích thiệt hơn. Bằng những lời lẽ thấu tình, đạt lý, vợ chồng Y. và N. đã có sự cảm thông, chia sẻ, xóa bỏ mâu thuẫn và đã quay trở lại tiếp tục cùng nhau vun vén hạnh phúc gia đình.

Tổ hòa giải buôn Cuôr Đăng B được thành lập năm 2014, có 5 thành viên, 100% đều là đồng bào dân tộc Ê Đê. Trong đó, Trưởng Ban Công tác Mặt trận làm Tổ trưởng, các thành viên là đại diện các tổ chức đoàn thể ở khu dân cư. Đây là những người có đạo đức tốt, tâm huyết với công tác, có hiểu biết về phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư và có uy tín trong dòng họ, được người dân tín nhiệm. Các thành viên trong Tổ hòa giải có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và làm công tác hòa giải…

Mỗi khi có vụ việc mâu thuẫn, Tổ sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, tìm hiểu kỹ các văn bản có liên quan đến vụ việc, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cán bộ, công chức ở địa phương có trình độ, kinh nghiệm cũng như khéo léo vận dụng phong tục, tập quán, luật tục, kết hợp với pháp luật nên việc hòa giải rất gần gũi với cộng đồng, qua đó đã hóa giải được nhiều mâu thuẫn trong Nhân dân.

Ông Y Tum Ayun, Tổ trưởng Tổ hòa giải buôn Cuôr Đăng B cho biết: Trong công tác hòa giải, Tổ xử lý trên nguyên tắc tình cảm sau đó mới sử dụng đến yếu tố pháp luật, cái tình ở đây phải dựa trên sự gắn kết cộng đồng. Từ đó, nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trên địa bàn đã được giải quyết từ gốc rễ, góp phần xây dựng được tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, không để phát sinh khiếu nại và khiếu kiện vượt cấp… Cụ thể, trong 5 năm qua (2014 - 2019), Tổ đã thực hiện hòa giải được 17 vụ việc, trong đó hòa giải thành đạt 75% số vụ việc. Các mâu thuẫn chủ yếu liên quan đến tranh chấp đất đai, gây gổ đánh nhau, hôn nhân gia đình, tranh giành tài sản… Đặc biệt, từ các vụ việc hòa giải các bên tranh chấp tự nguyện trả lại cho nhau 7.200m2 đất, 2 xe máy, 36,5 triệu đồng trên tinh thần tự nguyện…

Bà H’Nel Êban, Phó Chủ tịch UBND xã Cuôr Đăng (huyện Cư M’gar) cho biết: “Với tinh thần trách nhiệm và sự tận tâm với công việc, các hòa giải viên của buôn Cuôr Đăng B đã tích cực, chủ động nắm bắt tình hình, kiên trì tổ chức hòa giải thành công nhiều vụ việc, góp phần mang lại sự yên vui, giữ được tình làng nghĩa xóm trong gia đình và cộng đồng dân cư...”.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.