Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Điểm danh 5 chiêu lừa đảo trên mạng dịp Tết 2024

PV - 08:25, 31/01/2024

Dịp Tết Giáp Thìn 2024 đang đến gần, lợi dụng lòng tin và tâm lý ham rẻ của không ít người dân, các đối tượng đã lừa đảo từ các chương trình vé xe, vé máy bay giá rẻ, khuyến mãi Tết, việc làm thời vụ lương cao...

(Dẫn nguồn) Điểm danh 5 chiêu lừa đảo trên mạng dịp Tết 2024

Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa chỉ ra các chiêu trò lừa đảo phổ biến trên không gian mạng dịp Tết Nguyên đán 2024 và đưa ra những dấu hiệu nhận biết, hình thức thực hiện, biện pháp phòng tránh nhằm giúp người dân nâng cao cảnh giác khi đối mặt với các tình huống lừa đảo không gian mạng.

Cảnh bảo lừa đảo mua vé máy bay giá rẻ dịp Tết 

Theo Cục An toàn thông tin, hình thức của các đối tượng lừa đảo chiêu trò này chủ yếu là:

- Mạo danh đại lý bán vé máy bay; tự tạo các website, trang mạng xã hội với địa chỉ đường dẫn, thiết kế tương tự kênh của các hãng hoặc đại lý chính thức.

- Đăng tải bài viết quảng cáo bán tour du lịch, phòng khách sạn giá rẻ trên mạng Internet và mạng xã hội với nhiều tiện ích kèm theo.

- Khi có khách hàng tìm đến, các đối tượng hướng dẫn họ làm theo yêu cầu đăng bài trên Facebook để mua được vé máy bay giá rẻ.

Các đối tượng làm giả ảnh chụp biên lai, hóa đơn thanh toán và đề nghị nạn nhân chuyển khoản thanh toán chi phí tour du lịch.

Đề nghị nạn nhân chuyển tiền (từ 30-50% giá trị vé) để đặt cọc tour du lịch, phòng khách sạn.

Nếu khách hàng liên hệ, các đối tượng sẽ đặt chỗ vé máy bay, gửi mã đặt chỗ để làm tin và yêu cầu khách hàng thanh toán. Sau khi nhận thanh toán, các đối tượng không xuất ra vé máy bay và ngắt liên lạc.

Ngay sau khi người bị hại chuyển tiền, ngay lập tức các đối tượng sẽ chặn Facebook, xóa toàn bộ dấu vết, các tài khoản đã sử dụng liên hệ và cắt liên lạc.

Bên cạnh hình thức giả mạo tài khoản mạng xã hội, nhiều đối tượng còn tự nhận là nhân viên của hãng nên có chiết khấu cao, giả mạo đại lý ủy quyền để đưa các mức giá hấp dẫn khiến nhiều người mắc bẫy.

Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần phải tỉnh táo trước khi thực hiện giao dịch trên mạng xã hội, đặc biệt là với các quảng cáo giá siêu rẻ và ưu đãi lớn.

Khi có nhu cầu mua vé máy bay, khách hàng nên trực tiếp đặt vé qua website chính của hãng hàng không hoặc gọi trực tiếp lên tổng đài nếu không thành thạo việc đặt vé qua mạng.

Trước khi thực hiện bất cứ giao dịch nào, khách hàng cần tìm hiểu kỹ, xác nhận thông tin mã vé và kiểm tra có hiệu lực, đồng thời yêu cầu nhân viên của hãng soát lại thông tin hành trình bay, hành khách bay.

Đặc biệt, không nên giao dịch qua bên trung gian thứ ba hay các đại lý khi không rõ về chất lượng, độ uy tín. 

(Dẫn nguồn) Điểm danh 5 chiêu lừa đảo trên mạng dịp Tết 2024 1

Lừa đảo việc làm thêm

Đối tượng tuyển dụng bị nhắm đến là các mẹ bỉm sữa, học sinh, sinh viên, người lao động có thu nhập trung bình, thấp… tìm kiếm việc làm thêm.

Hình thức của các đối tượng lừa đảo chiêu trò:

-Tự xưng là nhân viên sàn thương mại điện tử; nhân viên của công ty môi giới việc làm hoặc các doanh nghiệp lớn, uy tín để đăng giả mạo tuyển dụng.

-Dấu hiệu dễ nhận biết của những bài đăng này là tuyển người lao động làm việc thời vụ với lời hứa hẹn: việc nhẹ lương cao, làm việc tại nhà, không phải đặt cọc tiền, chốt đơn trực tuyến, mẫu chụp áo dài ngày Tết, gấp lì xì…

-Đối tượng sử dụng nhiều số điện thoại, tài khoản mạng xã hội đánh vào ham muốn nhanh kiếm được tiền của nạn nhân.

-Trong quá trình lừa đảo, các đối tượng liên tục dồn ép nạn nhân khiến họ bị ảnh hưởng tâm lý, rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng và sợ rằng sẽ không lấy lại được số tiền buộc anh phải tiếp tục chuyển tiền.

-Khi số tiền nạp lên đến giá trị lớn, đối tượng lừa đảo đưa ra nhiều lý do rất khó tin như: tài khoản bị đóng băng; hệ thống lỗi... để trì hoãn việc rút tiền, từ đó chiếm đoạt hoàn toàn tài sản của nạn nhân.

Theo Cục An toàn thông tin, người dân không nên quá tin tưởng vào những đề nghị hấp dẫn và những công việc dễ dàng, không quan trọng trình độ hay kỹ năng. Tuyệt đối không đặt cọc cho các đối tượng dưới bất cứ hình thức nào khi chưa nắm bắt rõ ràng thông tin và mức độ uy tín. Đặc biệt lưu ý, không được cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng hay mã OTP cho bất kỳ ai và dưới bất kỳ hình thức nào. 

Giả công an, luật sư hỗ trợ nạn nhân lấy tiền đã mất

Hình thức của các đối tượng lừa đảo chiêu trò trên là tự giới thiệu sẽ hỗ trợ thu hồi tiền bị lừa, cam kết lấy lại được tiền với thủ tục nhanh chóng hiệu quả, đơn giản hơn nhiều so với việc đến cơ quan công an trình báo.

Sau đó hướng dẫn và yêu cầu nạn nhân đóng phí để hỗ trợ hoặc làm nhiệm vụ để rút tiền treo trên hệ thống.

Khi có người chuyển tiền, các đối tượng thông báo tài khoản ngân hàng bị lỗi và không cho rút tiền về.

Trong trường hợp này, Bộ TT&TT khuyến cáo người dân có thể ghi âm cuộc gọi, lưu lại số điện thoại và thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất để trình báo vụ việc; tuyệt đối không cung cấp những thông tin cá nhân như căn cước, số tài khoản ngân hàng, mã OTP…

Nếu đã bị lừa thì lập tức báo ngay cho cơ quan công an gần nhất, tuyệt đối không nghe theo hướng dẫn của bất cứ đối tượng nào mạo danh có thể lấy lại tiền giúp nạn nhân mà phải chuyển phí trước.

Lừa đảo vay tiền qua app tín dụng đen

Các app "tín dụng đen" đa phần đều được quảng cáo lãi suất thấp, giải ngân nhanh, thậm chí có nơi còn cho vay ưu đãi 0% hoặc thủ tục vay không cần tài sản thế chấp.

Tuy nhiên, thực tế đây là hình thức vay nhanh, thanh toán ngắn trong vòng 7 đến 10 ngày với lãi suất rất cao. Các đối tượng thường dùng mạng xã hội Zalo hoặc Facebook nhắn tin điều hành giao dịch việc cho vay và thu hồi nợ.

Để thuận tiện cho việc đòi nợ, các ứng dụng yêu cầu người vay nợ cho phép truy cập vào danh bạ điện thoại, tài khoản mạng xã hội, chụp ảnh nhận diện, ảnh chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Khi đến hạn thanh toán mà người dân không trả hoặc chậm trả lãi, các đối tượng sẽ truy cập vào điện thoại hoặc quay sang đòi nợ những người trong danh bạ (dù không liên quan đến tài khoản vay); gửi tin nhắn đe dọa, xúc phạm hoặc dùng mạng xã hội đăng tải hình ảnh người khác với mục đích bôi nhọ… gây áp lực ép người vay phải trả tiền.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo, khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, đặc biệt liên quan đến tài chính, người dân nên xem xét cẩn thận các quyền mà ứng dụng yêu cầu và đọc kỹ các điều khoản, chính sách của ứng dụng này. Nếu phát hiện có điểm đáng ngờ, hãy hủy cài đặt ứng dụng ngay lập tức.

Trường hợp buộc phải sử dụng loại hình vay tiền qua mạng, người dân cần tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ, ứng dụng cho vay uy tín, thể hiện đầy đủ các thông tin như: tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, các chính sách cụ thể về lãi suất vay (trả nợ trước hạn, chậm trả…) mẫu hợp đồng, trách nhiệm của các chủ thể tham gia giao dịch…

Lừa đảo nhận quà trúng thưởng dịp cận Tết

Các đối tượng thường liên hệ với nạn nhân thông qua hình thức gọi điện mạo danh các thương hiệu uy tín và thông báo trúng thưởng, đồng thời yêu cầu nạn nhân đóng tiền đặt cọc hoặc mua sản phẩm của một nhà cung cấp cụ thể mà các đối tượng đó chỉ định. Sau khi nhận được tiền, các đối tượng cắt đứt mọi liên lạc với nạn nhân và chiếm đoạt tiền.

Theo Cục An toàn thông tin, trong trường hợp này, người dân không làm theo hướng dẫn của đối tượng khi chưa xác minh được danh tính; không truy cập vào các đường link lạ hoặc tải các ứng dụng lạ. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ đối tượng nào thông qua mọi hình thức…

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.