Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại châu Âu

PV - 10:06, 20/11/2021

Theo trang thống kê trực tuyến worldometers.info, tính đến sáng ngày 20/11/2021 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 256.900.772 ca nhiễm COVID-19, trong đó 5.154.480 ca tử vong và 231.922.254 ca bình phục. Trong 24 giờ qua, châu Âu tiếp tục là điểm "nóng” về tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới.

Trong 24 giờ qua, Đức là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất tại châu Âu. (Ảnh: IndiaTV)
Trong 24 giờ qua, Đức là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất tại châu Âu. (Ảnh: IndiaTV)

Tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 69.866.812 ca mắc COVID-19, trong đó 1.373.742 ca tử vong. Hết ngày 19/11, châu lục này ghi nhận đã có thêm 357.821 ca nhiễm mới và 4.066 ca tử vong vì COVID-19. Trong 24 giờ qua, Đức là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu lục, với 59.266 ca, trong đó 230 ca tử vong. Quốc gia này hiện đang xếp thứ 4 châu lục về mức độ ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, Nga là quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 nhiều nhất tại châu Âu, với 1.254 ca. Tính đến nay, quốc gia này có tổng cộng 9.257.068 ca nhiễm COVID-19, trong đó 261.589 ca tử vong. Nga hiện đang xếp vị trí thứ 2 về mức độ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại Anh. Với số ca mắc mới 44.242 ca trong 24 giờ qua, tổng số ca mắc ở nước này hiện đã lên tới 9.766.153 ca. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng thêm 157 ca, lên tổng số 143.716 ca. Anh hiện đang đứng đầu châu lục về mức độ ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia tại châu lục cũng ghi nhận số ca lây nhiễm tăng mạnh trong 24 giờ qua, gồm Pháp (21.220 ca); Ba Lan (23.242 ca); Hà Lan (21.026 ca); Ukraine (20.050 ca)…

Châu Á hiện đã ghi nhận tổng cộng 81.147.802 ca nhiễm và 1.198.401 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 84.597 ca mắc và 1.110 trường hợp tử vong mới. Riêng tại châu Á có 78.346.159 ca được điều trị khỏi; 1.603.242 ca đang được điều trị tích cực và chỉ còn 28.695 ca bệnh nặng.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận 34.495.506 ca mắc COVID-19, trong đó 465.082 ca tử vong vì dịch bệnh. Tuy nhiên, trong 24 giờ qua, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều nhất châu lục với 23.810 ca. Tính đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận có 8.527.030 ca nhiễm COVID-19 và 74.646 ca tử vong vì dịch bệnh, là quốc gia xếp thứ 2 về mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại châu lục.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 57.959.847 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.176.308 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama… Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu lục trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 48.504.662 ca nhiễm COVID-19, trong đó 790.703 ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 38.782.183 ca, trong đó 1.177.721 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 22.003.317 ca nhiễm, trong đó 612.411 ca tử vong vì COVID-19.

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 8.653.861 ca nhiễm, trong đó 221.938 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Nước này ghi nhận có 2.928.288 ca nhiễm COVID-19, trong đó 89.562 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Ethiopia, Libya, Ai Cập...

Châu Đại dương ghi nhận có 344.257 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.067 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 3 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (1.505 ca); Fiji (10 ca); Papua New Guinea (413 ca); New Caledonia (41 ca), và New Zealand (200 ca).

Tại ASEAN, tính đến nay, toàn khối ASEAN ghi nhận có tổng cộng hơn 13.700.000 ca mắc COVID-19, trong đó hơn 286.300 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, Hiệp hội ASEAN có thêm 27.458 ca mắc COVID-19 và 498 ca tử vong vì dịch bệnh.

Ngày 19/11, ASEAN có 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Malaysia, Myanmar và Việt Nam.

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất ASEAN vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể. Indonesia đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt. Trong 1 ngày qua, quốc gia này ghi nhận 360 ca bệnh mới và chỉ có 5 ca tử vong..

Trong ngày 19/11, Thái Lan tiếp tục có số ca mắc mới cao so với đa số quốc gia ASEAN. Nước này ghi nhận 6.855 ca mắc mới, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 2.050.980 ca.

Diễn biến dịch khá nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây, khi số ca tử vong vẫn ở mức cao. Ngày 19/11, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 277 trường hợp, cao nhất khu vực.

Myanmar trong 24 giờ ghi nhận 624 ca mắc và 11 ca tử vong vì dịch bệnh. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế hạ nhiệt. Singapore ghi nhận 1.734 ca mắc mới, trong đó 16 ca tử vong. Nước này hiện ghi nhận tổng số ca mắc từ đầu đại dịch lên 248.587 ca mắc và 641 ca tử vong. Tiếp đó là Lào với 1.097 ca mắc mới và Campuchia với 45 ca mắc mới./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.