Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dịch COVID-19: Nhiều nước ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất trong một ngày

PV - 14:35, 22/10/2020

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 22/10 cho thấy, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 41.420.059 ca, trong đó 1.134.863 ca tử vong và 30.829.452 ca đã được chữa khỏi.

Dịch COVID-19 vẫn diễn biễn phức tạp tại nhiều nước trên thế giới (Ảnh: Getty Images)
Dịch COVID-19 vẫn diễn biễn phức tạp tại nhiều nước trên thế giới (Ảnh: Getty Images)

Chỉ trong ngày hôm qua, thế giới ghi nhận thêm 395.329 ca nhiễm mới, và thêm 6.015 ca tử vong. Mỹ dẫn đầu thế giới với số ca mắc lên đến 8.573.923 ca sau khi nước này có thêm 52.973 ca mắc mới trong ngày hôm qua. Mỹ đã ghi nhận 227.162 ca tử vong, 5.576.585 ca bình phục. Quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai là Ấn Độ với 7.705.158 ca nhiễm, 116.653 ca tử vong. Tiếp đến là Brazil với 5.298.772 ca nhiễm, 155.402 ca tử vong.

Châu Âu là khu vực có nhiều nước ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất trong một ngày qua. Trong đó, Nga đã ghi nhận 15.700 ca nhiễm mới và 317 ca tử vong. Đây là số ca tử vong cao nhất trong một ngày tại Nga kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Tính đến nay, quốc gia 145 triệu dân này ghi nhận 1.447.335 ca nhiễm và 24.952 ca tử vong, tiếp tục là ổ dịch lớn thứ 4 trên thế giới. Tuy nhiên, Điện Kremlin cho biết nước này chưa có kế hoạch áp đặt thêm bất kỳ lệnh phong tỏa nào nhằm kiềm chế dịch bệnh dù số ca tử vong mới tăng vọt.

Ukraine thông báo số ca tử vong mới tại nước này đã tăng ở mức cao kỷ lục - 141 ca, lên tổng số 5.927 ca. Ngoài ra, số ca nhiễm mới trong một ngày qua ở nước này cũng tăng ở mức cao nhất - 6.719 trường hợp, nâng tổng số bệnh nhân lên 315.826 người. Ba Lan cũng thông báo có 10.040 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc vượt quá 200.000 ca, khiến hệ thống y tế của quốc gia Đông Âu này bị quá tải.

Séc ghi nhận thêm 11.984 ca nhiễm mới. Đây là số ca mắc mới COVID-19 cao nhất ở nước này giữa lúc dịch bệnh diễn biến phức tạp trong nhiều tuần qua. Số ca tử vong trong 24 giờ qua tại Séc cũng đã tăng hơn 100 ca lên 1.619 ca. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Séc Jan Hamacek đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Trước tình hình này, Chính phủ Séc đã ra lệnh đóng cửa hầu hết các cửa hàng và dịch vụ, đồng thời tìm cách hạn chế hoạt động đi lại nhằm ngăn chặn tốc độ lây lan của dịch bệnh. Hiện tốc độ gia tăng số ca nhiễm mới tại Séc là nhanh nhất châu Âu.

Hà Lan - một trong những điểm nóng của làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ hai - cũng thông báo có thêm hơn 8.500 ca mắc trong 24 giờ qua. Số ca mắc mới tại Hà Lan tiếp tục tăng cao gần 3 tuần sau khi chính phủ nước này áp đặt các biện pháp "phong tỏa một phần", trong đó có đóng cửa các quán bar và nhà hàng. Tại Hungary, Bộ trưởng Tư pháp Judit Varga cho biết bà đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 với các triệu chứng nhẹ. Bà là thành viên chính phủ đầu tiên mắc bệnh. Số ca mắc tại Hungary đã tăng mạnh kể từ cuối tháng 8 năm nay. Ngày 10/9, số ca mắc bệnh tại nước này là khoảng 10.000 ca và tính đến ngày 14/10, con số này đã tăng gấp 4 lần lên 40.000 ca.

Châu Á đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 lên tới 12.786.401 sau khi có thêm 97.925 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Khu vực này đã ghi nhận tổng số 228.598 ca tử vong. Malaysia đã tăng cường hình thức làm việc tại nhà, theo đó các cơ quan cung cấp dịch vụ công tại 5 địa phương của nước này gồm thủ đô hành chính Putrajaya, thủ đô Kuala Lumpur, bang Labuan, Selangor và Sabah, những nơi đang có số ca mắc COVID-19 tăng nhanh, sẽ chỉ có tối đa 30% số cán bộ nhân viên đến làm việc kể từ ngày 22/10. Hiện số ca mắc ở Malaysia là 22.957.

Trong khi đó, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDA) ngày 21/10 cảnh báo nước này có thể phải hứng chịu một đợt lây nhiễm gia tăng khác vào bất cứ lúc nào do các ca nhiễm lẻ tẻ tại các cơ sở có nguy cơ cao như viện dưỡng lão, cơ sở dạy thêm... vẫn đang xuất hiện trên toàn quốc. Đặc biệt các ca không rõ nguồn lây nhiễm cùng với các ca nhập cảnh gia tăng từng ngày đang là yếu tố khiến cuộc chiến chống đại dịch của Hàn Quốc gặp khó khăn. Trong bối cảnh học sinh đã quay lại trường học trên phạm vi toàn quốc song vẫn phát sinh các ca lây nhiễm tập thể rải rác khiến các trường học hay cơ sở dạy thêm có nguy cơ trở thành những điểm lây nhiễm tập thể mới. KCDA đã đề nghị các Sở Giáo dục, chính quyền địa phương các tỉnh thành phố trên cả nước, các bậc phụ huynh và toàn thể xã hội đồng lòng thực hiện đúng quy tắc phòng dịch tại trường học. Tính đến 6h ngày 22/10, Hàn Quốc có tổng cộng 25.424 ca mắc COVID-19.

Tại Bắc Mỹ, số ca mắc COVID-19 đã tăng lên 10.274.294 ca sau khi khu vực này ghi nhận thêm 64.370 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Hiện đã có 338.184 ca tử vong được ghi nhận ở khu vực này. Mỹ tiếp tục dẫn đầu khu vực và thế giới về số ca nhiễm. Tiếp theo đó là Mexico với 860.714 ca nhiễm, 86.893 ca tử vong. giới chức Mexico cũng đẩy mạnh thông điệp kêu gọi người dân tránh các đám đông để ngăn chặn nguy cơ bùng phát làn sóng dịch bệnh thứ hai trong bối cảnh các lễ hội thường niên sắp tới, trong đó có lễ hội Ngày của những người đã khuất (từ 1-2/11). Nhà chức trách Mexico cho hay sẽ duy trì lệnh đóng cửa các nghĩa trang, trong khi chính quyền thành phố Mexico City để ngỏ khả năng siết chặt các biện pháp phòng dịch, trong bối cảnh số bệnh nhân nhập viện gia tăng trong những tuần qua sau khi có xu hướng giảm từ cuối tháng 7 vừa qua.

Nam Mỹ ghi nhận 9.131.787 ca nhiễm sau khi có thêm 35.670 ca nhiễm mới trong ngày qua, trong đó có 282.876 ca đã tử vong. Brazil vẫn là quốc gia đứng đầu khu vực về số ca nhiễm và ca tử vong với con số lần lượt là 5.298.772 và 155.402. Riêng trong 24 giờ qua, quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận thêm 23.955 ca nhiễm, 514 ca tử vong.

Châu Phi ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày hôm qua là 10.202, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 1.685.038, trong đó 39.989 ca đã tử vong. Nam Phi là quốc gia đứng đầu trong khu vực về số ca nhiễm COVID-19, với 708.359 ca, trong đó 18.741 ca đã tử vong.

Trong khi đó, châu Đại Dương có thêm 41 ca nhiễm mới trong ngày hôm qua, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 ở khu vực này lên 34.549 ca, trong đó có 955 ca tử vong. Australia là quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất trong khu vực, với 27.444 ca, trong đó 905 người đã tử vong./.

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.