Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dịch bệnh ở Trung Quốc diễn biến phức tạp, một số trường học phải học tập từ xa

PV - 08:20, 29/04/2022

Hiện một số trường học ở thủ đô Bắc Kinh đã phải chuyển sang chế độ học tập từ xa sau khi ghi nhận học sinh mắc COVID-19 trong làn sóng lây nhiễm mới nhất.

Bắc Kinh liên tiếp phát hiện nhiều ca mắc mới lây trong cộng đồng trong vài ngày qua - Ảnh: AP
Bắc Kinh liên tiếp phát hiện nhiều ca mắc mới lây trong cộng đồng trong vài ngày qua - Ảnh: AP

Tính đến sáng 29/4, thế giới đã ghi nhận 511,67 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 6,25 triệu trường hợp tử vong. Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, với hơn 190,2 triệu ca mắc và hơn 1,8 triệu ca tử vong. Tiếp đến là châu Á với hơn 147,6 triệu ca mắc và hơn 1,4 triệu ca tử vong. Với số ca tử vong tương đương châu Á, khu vực Bắc Mỹ ghi nhận ít ca mắc hơn, hiện là hơn 98,1 triệu ca, con số này ở Nam Mỹ là hơn 56,7 triệu ca mắc và hơn 1,2 triệu ca tử vong.

Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm và tử vong nhất thế giới. Số ca mắc ở Mỹ (hơn 82,8 triệu) cao gấp đôi ở Ấn Độ (hơn 43 triệu). Số ca tử vong ở Ấn Độ (hơn 523.000) bằng một nửa ở Mỹ (hơn 1 triệu ca). Brazil nhiều ca tử vong hơn Ấn Độ (663.000 ca) trong khi ít ca mắc hơn (30,3 triệu ca).

Tại châu Á, tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc đang diễn biến phức tạp. Một số trường học ở thủ đô Bắc Kinh đã phải chuyển sang chế độ học tập từ xa sau khi ghi nhận học sinh mắc COVID-19 trong làn sóng lây nhiễm mới nhất. Tính đến 15h00 ngày 27/4, tổng cộng 138 ca lây nhiễm trong cộng đồng đã được ghi nhận tại Bắc Kinh kể từ ngày 22/4, liên quan đến 8 quận. Học sinh của 6 trường phổ thông và 2 trường mẫu giáo chiếm 31% số ca mắc. Thủ đô Bắc Kinh hiện có 5 khu vực nguy cơ cao về dịch và 15 khu vực nguy cơ trung bình.

Trong khi đó, thành phố Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, một trung tâm thương mại và sản xuất lớn ở miền Nam Trung Quốc, cùng ngày đã bắt đầu xét nghiệm cho 5,6 triệu người sau khi phát hiện 1 ca nghi nhiễm ở sân bay. Trung tâm công nghệ Hàng Châu gần Thượng Hải cũng yêu cầu xét nghiệm định kỳ 48 giờ đối với 9,4 triệu người ở khu vực trung tâm, trong số 12,2 triệu cư dân thành phố, nếu họ muốn đến các nơi công cộng và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Trong khi đó, Hàn Quốc đang cân nhắc dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang ở ngoài trời vào tuần tới trong bối cảnh nước này tiếp tục chứng kiến xu hướng giảm số ca nhiễm mới. Theo một quan chức Chính phủ Hàn Quốc, ngay sau khi các biện pháp hạn chế về giờ giấc kinh doanh và các cuộc tụ họp riêng tư được dỡ bỏ hoàn toàn, số ca COVID-19 vẫn tiếp tục xu hướng giảm, trong khi tỷ lệ bệnh nặng và tử vong duy trì ổn định. Theo đó, giới chuyên gia cho rằng việc dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang ở ngoài trời, nơi nguy cơ lây nhiễm thấp hơn trong không gian kín là có thể.

Tại Nhật Bản, khu vực tư nhân đề nghị chính phủ nới lỏng hơn nữa kiểm soát biên giới cho người nước ngoài, trong đó có việc mở cửa cho khách du lịch nước ngoài. Ông Masakazu Tokura, Chủ tịch Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren), cho rằng chính phủ cần nâng giới hạn về số lượng người nhập cảnh mỗi ngày và nới lỏng các thủ tục nhập cảnh bổ sung khi mà các biện pháp như vậy đã được xác định là ít hiệu quả hơn trong việc giảm số ca mắc mới.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần "nối lại một cách dần dần" việc tiếp nhận khách du lịch để đối phó với sự sụt giảm về thặng dư tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, các chuyên gia cố vấn cho Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản vừa lên tiếng cảnh báo về khả năng số ca mắc COVID-19 ở nước này có thể tăng trở lại sau Tuần lễ Vàng do số người đi du lịch sẽ tăng cao hơn so với bình thường trong kỳ nghỉ dài vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5.

Tại châu Âu, Pháp là nước bị ảnh hưởng nhiều nhất, với hơn 28,4 triệu ca mắc và 145.579 ca tử vong. Tiếp đó là Đức với hơn 24,4 triệu ca mắc và Anh với hơn 22 triệu ca. Liên minh châu Âu (EU) dự định giữ lại hầu hết năng lực sản xuất vaccine, vốn được phát triển mạnh mẽ khi đối mặt với đại dịch COVID-19, để đối phó với các cuộc khủng hoảng sức khỏe trong tương lai./.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.