Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Di tích thành Tam Vạn trước nguy cơ sụp đổ

PV - 09:17, 10/10/2018

Nhiều năm qua, tình trạng khai thác cát trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, làm biến đổi dòng chảy, xói mòn đất nông nghiệp, mất an ninh trật tự... Tại xã Pom Lót, huyện Điện Biên, tình trạng khai thác cát hiện còn đang làm xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng Di tích cấp quốc gia Thành Tam Vạn (hay còn gọi là Thành Sam Mứn). Điều đáng nói là, chính sự thờ ơ của chính quyền địa phương đã dẫn tới việc di tích bị xâm hại.

Thành Tam Vạn Hoạt động khai thác cát đang bị chính quyền địa phương buông lỏng quản lý.

Thành Tam Vạn (hay Thành Sam Mứn) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Bằng xếp hạng Di tích quốc gia vào năm 2009. Đây là công trình do các chúa Lự xây dựng vào khoảng thế kỷ XI, được dùng làm căn cứ chống lại lãnh chúa phương Bắc, là thủ phủ của 19 đời chúa Lự cai quản đất Mường Thanh. Đây được xem là công trình có ý nghĩa lịch sử và khảo cổ đặc biệt quan trọng của Điện Biên nói riêng, mô tả lại quá trình hình thành kiến thiết dân cư, thuộc địa ở khu vực Tây Bắc nói chung.

Chỉ tay về khu vực đầu thành phía Tây của Di tích quốc gia Thành đất Tam Vạn, ông Nguyễn Viết Thỏa, người dân đội 4, xã Pom Lót, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên bức xúc cho biết: đã 3 tháng nay, tình trạng sạt lở đất của di tích liên tiếp xảy ra với hàng chục mét tường thành đã bị sạt lở nghiêm trọng. Nguyên nhân được xác định là do hoạt động khai thác cát nằm quá gần với khu vực tường thành gây nên.

Cũng theo ông Thỏa, tình trạng khai thác cát đã diễn ra từ lâu trên địa bàn, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân trong khu vực và lân cận. Nhiều diện tích đất màu trồng ngô, cây nông nghiệp của người dân đã biến mất, bị sạt lở, dần dần biến thành các ao, hồ để chứa và hút cát. Cuộc sống người dân thì luôn bị xáo trộn vì những âm thanh máy móc, phương tiện khai thác, vận chuyển hoạt động cả ngày lẫn đêm. Đáng nói nhất là những giá trị lịch sử quan trọng của Di tích quốc gia Thành đất Tam Vạn do cha ông để lại cũng đang bị tàn phá theo thời gian vì tình trạng này.

Trao đổi về nội dung này, ông Đào Ngọc Lượng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên cho biết: Thực trạng sạt lở nghiêm trọng Di tích quốc gia Thành đất Tam Vạn trên địa bàn xã Pom Lót, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên cũng đã nắm được và giao cho các phòng ban chuyên môn kiểm tra thực địa. Bước đầu cho thấy đây là việc vi phạm rất nghiêm trọng. Bởi trong Luật Di sản đã quy định nếu các công trình xây dựng hoặc sản xuất gần với danh giới của di tích thì cơ quan quản lý có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo lên cấp có thẩm quyền để thẩm định xem xét mức độ ảnh hưởng tới cảnh quan di tích hay không. Tuy nhiên đến nay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên chưa hề nhận được bất kỳ một thủ tục, hồ sơ nào liên quan đến hoạt động sản xuất gần khu vực Di tích quốc gia Thành Tam Vạn.

Thành Tam Vạn Đầu thành phía Tây của Di tích quốc gia Thành đất Tam Vạn thuộc đoạn thành số 1 bị sạt lở nghiêm trọng.

Ông Đào Ngọc Lượng khẳng định: “Kiểm tra thực tế chúng tôi thấy đây là hậu quả rất đáng tiếc. Chúng tôi đã trực tiếp yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện tổ chức ngay cuộc kiểm tra và có báo cáo kết quả để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ hướng dẫn và cùng với huyện khắc phục hậu quả. Nếu trong thời gian nhất định 5 ngày mà không xử lý và huyện không có báo cáo thì đây là việc rất quan trọng chúng tôi sẽ phải tổ chức thanh tra cấp ngành, không thể để tình trạng khai thác tiếp diễn như thế này, nó sẽ có những ảnh hưởng rất trầm trọng tới di tích”.

Cũng theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Thành Tam Vạn đã được tỉnh Điện Biên lập hồ sơ, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 2009. Khi được Bộ công nhận Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã làm thủ tục giao chứng nhận Di tích cấp quốc gia cho huyện Điện Biên quản lý. Huyện cũng đã thực hiện giao cho Ủy ban nhân dân xã Pom Lót là cơ quan địa phương trực tiếp quản lý di tích này. Huyện cũng đã thành lập ban quản lý di tích và đã khai thác được một số giá trị di tích thông qua việc tổ chức các đoàn tham quan, học tập và phục vụ công tác khảo cổ. Do đó trách nhiệm quản lý, bảo vệ Di tích quốc gia Thành Tam Vạn hoàn toàn thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương mà cụ thể là Ủy ban nhân dân xã Pom Lót.

Tuy nhiên cũng tại buổi làm việc của phóng viên với lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Pom Lót thì ông Lò Văn Việt, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã lại khẳng định không có việc sạt lở nghiêm trọng Di tích quốc gia Thành Tam Vạn nằm trên địa bàn. Theo lời ông Việt: “Về cái sạt lở đất của thành thì nói chung là không có. Cái mỏ khai thác cát thì nó cũng ở xa khu vực đấy. Trước kia khai thác trái phép thì chúng tôi đã có biên bản xử lý và phạt vi phạm hành chính. Giờ hiện tại đơn vị vi phạm đã ngừng khai thác, chỉ có 2 doanh nghiệp khai thác cát đang nằm trên địa bàn không ảnh hưởng đến di tích của thành”.

Tuy nhiên, có thể thấy, nếu không vì sự thờ ơ, buông lỏng trách nhiệm quản lý của chính quyền trước hoạt động khai thác cát trên địa bàn thì Di tích quốc gia Thành Tam Vạn đã không bị ảnh hưởng nặng nề đến như vậy. Do đó, các cơ quan chức năng tỉnh Điện Biên có liên quan cần gấp rút vào cuộc, nhằm bảo vệ các giá trị lịch sử quan trọng trước khi quá muộn.

VŨ LỢI

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.