Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Di dân khỏi vùng sạt lở ở Bắc Kạn: Khó thực hiện vì thiếu kinh phí

PV - 10:14, 03/05/2019

Với địa hình nhiều đồi, núi dốc cao, Bắc Kạn luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất, đá, đe dọa tính mạng, tài sản của Nhân dân. Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Kạn, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 300 điểm có nguy cơ sạt lở và có hơn 2.300 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ cao ảnh hưởng bởi thiên tai.

Những hậu quả khôn lường

Ngày 14/3/2019, một khối lượng đất đá lớn từ taluy dương phía sau nhà ông Hoàng Văn Việt ở thôn Nà Giảo, xã Yến Dương, huyện Ba Bể đã bất ngờ đổ ập xuống, vùi lấp một phần căn nhà của gia đình. Đất sạt lở đúng vị trí của hai cháu bé đang ngủ (một cháu sinh năm 2009, một cháu sinh năm 2015) nên cả hai đã bị đất đá vùi lấp. Mặc dù đã được người dân và lực lượng cứu hộ khẩn trương tìm thấy và đưa đi cấp cứu nhưng cả hai cháu đều tử vong sau đó.

Thiếu kinh phí, việc di dân ra khỏi vùng nguy cơ cao về sạt lở ở tỉnh Bắc Kạn còn nhiều bất cập. Thiếu kinh phí, việc di dân ra khỏi vùng nguy cơ cao về sạt lở ở tỉnh Bắc Kạn còn nhiều bất cập.

Nhiều hộ dân ở vùng miền núi tỉnh Bắc Kạn luôn nơm nớp lo sạt lở, đá lăn hằng ngày. Điển hình như tại thôn Phiêng Liềng 2, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, 20 hộ dân ở đây đang phải sống trong nỗi lo xảy ra đá lăn từ trên đỉnh núi Pù Mương xuống. Nguy cơ sạt lở ngày càng lớn khi trên đồi Pù Mương xuất hiện vết nứt rộng khoảng 50cm, dài khoảng 50m, làm sụt đất vào nhà một số hộ dân trong thôn.

“Các vết nứt có dấu hiệu ngày càng rộng ra, một số hộ dân có điều kiện đã chuyển đi nơi khác sinh sống. Những hộ còn lại mong muốn được di dời nhưng không có đất nên vẫn phải sống chung với nguy cơ sạt lở, người dân đang mong có dự án để được di chuyển đến nơi ở an toàn”, ông Lý Ngọc Bằng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Phái cho biết.

Theo nhận định từ cơ quan chức năng, các khu vực tập trung nhiều điểm sạt lở chủ yếu ở ngoại vi TP. Bắc Kạn; dọc Quốc lộ 3, đường Phủ Thông-Chợ Rã, huyện Ba Bể, khu vực Bằng Lũng, Bình Lãng, huyện Chợ Đồn; thị trấn Nà Phặc, Ngân Sơn.... Trong đó, số hộ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất là hơn 1.400 hộ, hơn 200 hộ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ ống, lũ quét.

Nhu cầu lớn, đầu tư nhỏ giọt

Theo quy hoạch bố trí dân cư của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025 thì cần số vốn hơn 600 tỷ đồng (trong đó, ngân sách Trung ương là trên 572 tỷ đồng, còn lại trên 36 tỷ đồng là ngân sách địa phương). Trên cơ sở đó, sẽ thực hiện quy hoạch, triển khai 79 dự án ổn định dân cư cho 2.609 hộ dân.

Tuy nhiên, tỉnh Bắc Kạn không có kinh phí để thực hiện quy hoạch này, Trung ương cấp vốn chậm nên việc di dời chưa được thực hiện đồng bộ, mới chỉ bố trí xây dựng được một vài khu tái định cư cho những hộ đang rất nguy cấp. Từ năm 2013 đến nay, mới chỉ có trên 101 tỷ đồng được phân bổ để bố trí cho 445 hộ dân tại các khu tái định cư trong toàn tỉnh. Trong các phương án di dời, tỉnh Bắc Kạn chọn phương án ít tốn kém nhất là bố trí dân cư ở xen ghép.

Năm 2018, tỉnh Bắc Kạn bố trí quy hoạch, sắp xếp ổn định cho 15 hộ dân với tổng kinh phí thực hiện 1,1 tỷ đồng. Năm 2019, tỉnh được cấp 560 triệu đồng, chỉ có thể bố trí 8/38 hộ vào các khu dân cư xen ghép. Còn 30/38 hộ ở các khu vực có nguy cơ sạt lở cao được quy hoạch vào các khu dân cư tập trung, với tổng kinh phí thực hiện lên đến hàng chục tỷ đồng nhưng chưa biết khi nào thực hiện được vì không có nguồn lực.

Ông Quách Đăng Quý, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Bắc Kạn cho biết: “Vì thiếu kinh phí nên việc thống kê những hộ nguy cơ sạt lở cao vẫn chỉ để phục vụ công tác cảnh báo. Việc di dời chưa được thực hiện đồng bộ, mới chỉ bố trí xây dựng được một vài khu tái định cư cho những hộ đang rất nguy cấp. Mặt khác, tổng mức đầu tư cho các dự án bố trí dân cư tập trung đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, trong khi đó nguồn vốn phân bổ hằng năm từ Trung ương rất ít, ngân sách địa phương không thể cân đối hỗ trợ được”.

Trước mắt, trong giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025, tỉnh Bắc Kạn dự kiến bố trí hơn 229 tỷ đồng để sắp xếp, ổn định dân cư cho 1.295 hộ dân là các đối tượng vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, di cư tự phát. Trong đó, bố trí dân cư tập trung cho 292 hộ; bố trí dân cư xen ghép cho 1.003 hộ. Mục tiêu đặt ra là những dự án này sẽ hạn chế thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, với việc bố trí kinh phí hiện nay, chưa biết khi nào 292 hộ dân trong quy hoạch giai đoạn 2018-2020 được bố trí chỗ ở an toàn khi nguy cơ lũ quét, sạt lở đất vẫn đang lơ lửng trước mắt.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.