Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Dệt Zèng góp mặt trong không gian trưng bày áo dài tại cung An Định

Khánh Ngân - 15:30, 02/08/2023

Trưng bày áo dài diễn ra trong trong bối cảnh cung điện có sự giao thoa giữa văn minh Đông - Tây, với mong muốn giới thiệu, nhận diện về Huế xưa đến với công chúng trong và ngoài nước. Đặc biệt, tại không gian văn hóa này, có sự góp mặt của Dệt Zèng - một nghề truyền thống của đồng bào Pa Cô.

Không gian trưng bày áo dài tại cung An Định
Không gian trưng bày áo dài tại cung An Định

Tối 1/8, tại cung An Định (đường Phan Đình Phùng, Tp. Huế), Tổ chức Engaging With Vietnam, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế và Trường Đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) tiến hành khai trương không gian trưng bày áo dài truyền thống, phụ kiện đi kèm cũng như các mặt hàng mỹ nghệ nổi tiếng của Huế.

Đây là hoạt động bên lề nằm trong chương trình Hội thảo quốc tế “Kết nối Việt Nam” lần thứ 14, do Tổ chức Engaging With Vietnam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật (Đại học Huế tổ chức tại Tp. Huế).

Dệt Zèng góp mặt trong không gian trưng bày áo dài tại cung An Định 1
Nghề dệt Zèng truyền thống của đồng bào Pa Cô được trung bày và thao diễn tại cung An Định

Tại không gian cổ kính của cung An Định, Ban Tổ chức đã giới thiệu đến du khách cùng công chúng gần 20 gian hàng trưng bày các loại áo dài truyền thống Huế của các nhà thiết kế, cùng các phụ kiện đi kèm với áo dài, các gian hàng nghệ thuật như Trúc Chỉ Việt Nam, Pháp lam Huế… Đặc biệt tại không gian văn hóa này, có sự góp mặt của dệt Zèng - một nghề truyền thống của đồng bào Pa Cô.

Dệt zèng là nghề được hình thành từ sớm trong số các ngành nghề truyền thống của các đồng bào DTTS ở huyện miền núi A Lưới. Nghề được lưu truyền và phát huy tối đa giá trị văn hóa cho đến nay. Những tấm zèng (hoặc dèng) là lễ vật hoặc trang phục không thể thiếu trong sinh hoạt cộng đồng, hoặc các lễ hội quan trọng của đồng bào vùng cao A Lưới.

Nghề dệt Zèng truyền thống đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. (Ảnh T.L)
Nghề dệt Zèng truyền thống đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. (Ảnh T.L)

Ngày nay, nghề dệt Zèng đã và đang giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần lẫn vật chất của đồng bào ở huyện vùng cao A Lưới. Nghề dệt zèng tạo thêm thu nhập cho bà con và phục vụ du lịch, nghiên cứu văn hóa. Quyết định số 4036/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận dệt Zèng là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Tin cùng chuyên mục
Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Kiên Giang: Khai giảng nhiều lớp bồi dưỡng tiếng Khmer cho cán bộ, công chức viên chức trên địa bàn

Ngày 07/11, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh đồng loạt khai giảng nhiều khóa bồi dưỡng tiếng Khmer năm 2024, với 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương tham gia. Các khóa học diễn ra tại các địa bàn: huyện Giồng Giềng, TP. Rạch Giá và TP. Hà Tiên.