Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đề nghị Hoa Kỳ mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa của Việt Nam

PV - 07:35, 20/09/2023

Chiều 19/9 tại Thủ đô Washington D.C. (Hoa Kỳ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai nhân dịp dự Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 78 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tích cực phối hợp để nhanh chóng hiện thực hóa các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có việc Hoa Kỳ ưu tiên thúc đẩy lộ trình công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tích cực phối hợp để nhanh chóng hiện thực hóa các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có việc Hoa Kỳ ưu tiên thúc đẩy lộ trình công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao thành công của chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Biden theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đại diện Thương mại Katherine Tai bày tỏ vui mừng gặp lại sau chuyến thăm của bà Katherine Tai đến Việt Nam vào tháng 2/2023.

Thủ tướng Chính phủ và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đều nhất trí việc hai nước xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện mở ra giai đoạn mới cho hợp tác sâu rộng giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn đóng góp của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho sự phát triển của quan hệ song phương. Thủ tướng đề nghị hai bên tích cực phối hợp để nhanh chóng hiện thực hóa các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có việc Hoa Kỳ ưu tiên thúc đẩy lộ trình công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa của Việt Nam như dệt may, da giày, nông sản, đồng thời xem xét thỏa đáng lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam, không áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam trên cơ sở bảo đảm cân bằng, bình đẳng, cùng có lợi.

Thủ tướng đề nghị hai bên tạo đột phá trong hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục-đào tạo; đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng chuỗi cung ứng liên quan đến chíp bán dẫn.

Bà Katherine Tai khẳng định Hoa Kỳ luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng ở khu vực; mong muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương và Cơ quan đại diện Thương mại Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò góp phần tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bà Katherine Tai khẳng định Hoa Kỳ luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng ở khu vực; mong muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương và Cơ quan đại diện Thương mại Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò góp phần tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hai nước xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, cho đây là cơ hội để hai bên cùng hợp tác thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai nhắc lại những ấn tượng sâu sắc khi đến thăm Việt Nam và chuyến thăm đã giúp bà hiểu thêm rất nhiều về Việt Nam.

Bà khẳng định Hoa Kỳ luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng ở khu vực; mong muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương và Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò góp phần tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới.

Bà Katherine Tai thông tin về tiến trình và tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục tham gia ủng hộ nỗ lực sớm kết thúc đàm phán Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) nhằm mang lại lợi ích chung cho các nước và người dân trong khu vực.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận