Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đê kè biển dở dang, hàng trăm hộ dân đối mặt nguy hiểm

PV - 14:39, 26/06/2018

Dự án đê, kè ven biển tại 2 xã Quảng Thái, Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa có tổng mức đầu tư hơn 180 tỷ đồng được xây dựng từ cuối năm 2016, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống lụt bão, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra; bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản người dân; giảm thiểu tình trạng nước biển xâm thực... Tuy nhiên, do thiếu vốn nên nhà thầu dừng thi công khiến hàng trăm hộ dân sống trong nỗi thấp thỏm, lo âu mỗi khi mùa mưa bão đến.

Sau gần 2 năm thi công, theo ghi nhận của phóng viên, dù công trình đang dang dở nhưng các đơn vị thi công đã đưa hết máy móc, nhân lực đi nơi khác chỉ còn lại những khối bê tông và một số máy móc hoen gỉ nằm chỏng chơ trên bờ biển.

 Dự án đê, kè biển tại xã Quảng Thái còn dở dang. Dự án đê, kè biển tại xã Quảng Thái còn dở dang.

Điều đáng quan tâm là, khi chưa có dự án, để chắn sóng, người dân nơi đây đã trồng hàng chục hecta rừng phi lao dài hàng trăm mét dọc bờ biển. Do triển khai dự án kè đê nên diện tích rừng phi lao đã bị chặt bỏ.

Theo ông Tô Thành (xã Quảng Thái), người dân rất vui mừng và an tâm khi được Nhà nước quan tâm, đầu tư cho dự án bền vững hơn đảm bảo an toàn cuộc sống cho dân sống ven biển. Đặc biệt, trước biến đổi khí hậu tình trạng biển xâm thực ngày càng ăn sâu vào khu dân cư. Tuy nhiên, chỉ thấy nhà thầu thi công được vài công đoạn thì lại dừng. Khiến chúng tôi rất lo lắng.

Cùng chung tâm trạng, bà Lê Thị Thảo (xã Quảng Thái) đề nghị: “Từ bao đời nay, chúng tôi trồng phi lao để chống lại sự xâm thực của biển. Khi dự án triển khai, nhiều người đã phá bỏ hàng chục hecta rừng để nhường chỗ cho dự án. Nếu dự án dừng thi công kiểu này, mùa mưa bão đến rất nguy hiểm cho người dân; nhất là nguy cơ biển xâm thực, cuốn trôi đi tất cả rất cao. Chúng tôi rất mong Nhà nước quan tâm sớm cho triển khai dự án, nếu không để người dân trồng lại cây phi lao chắn sóng giữ đất, bảo vệ tính mạng, tài sản”.

Được biết, dự án đê, kè biển tại xã Quảng Thái có khoảng 300 hộ dân bị ảnh hưởng. Đặc biệt, từ ngày dự án tạm dừng thi công, việc đi biển của ngư dân gặp nhiều khó khăn. Bởi khi chưa có dự án, rừng phi lao được bà con ngư dân coi đó là nơi trú ẩn tàu thuyền khi có bão lụt; nhưng nay, do không còn nơi che chắn nên bà con phải di chuyển đi xa hơn để neo đậu vì nước biển dâng cao.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Trung Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thái cũng rất lo lắng:Công trình vẫn dở dang, nếu có một cơn bão mạnh cấp 11 vào, tính mạng, tài sản của hơn 300 hộ dân ở sát bờ biển sẽ bị đe dọa.

Theo ông Tuấn, nguyên nhân của việc chậm tiến Dự án đê, kè biển trên là do bị thiếu kinh phí. Tính đến nay, Dự án mới được giải ngân 29,495 tỷ đồng (khoảng 16%). Trong năm 2017-2018, Dự án chưa được giải ngân nên nhà thầu đã tạm thời dừng thi công.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.