Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản

PV - 15:46, 03/04/2018

Tận dụng lợi thế vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La, nhân dân một số xã: Nậm Mạ, Nậm Tăm, Nậm Cha, Chăn Nưa… của huyện Sìn Hồ (Lai Châu) tự tạo việc làm, tăng thêm thu nhập từ trồng cây bán ngập và khai thác thủy sản.

Lai Châu đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản bằng hình thức nuôi cá lồng trên sông Lai Châu đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản bằng hình thức nuôi cá lồng trên sông

 

Cách đây hơn 8 năm, khi đóng kênh dẫn dòng tích nước hồ chứa phục vụ cho thủy điện, mặt hồ Thủy điện Sơn La hình thành, huyện Sìn Hồ đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tận dụng diện tích lòng hồ Thủy điện Sơn La để khai thác thủy sản vùng lòng hồ.

Theo đó, các tổ chức hội như: Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh… đã ký ủy thác cho người dân vay vốn ngân hàng đầu tư thuyền bè, phương tiện, ngư cụ phục vụ đánh bắt. Đồng thời, vận động người dân những xã có diện tích lòng hồ đầu tư nuôi cá lồng.

Cùng với đó, huyện Sìn Hồ còn chú trọng công tác tuyên truyền cho người dân về Luật Tài nguyên nước, chấp hành các quy định về Luật Giao thông đường thủy, đánh bắt cá an toàn theo quy định của pháp luật, giữ gìn tính mạng, tài sản và bảo vệ môi trường nước, nguồn thủy sản.

Được biết, tính đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện Sìn Hồ là 175ha, tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng khoảng 340,3 tấn, ước đạt 12.351,8 triệu đồng/năm, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.

ĐẠT THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.