Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Minh Thu - 16:10, 17/04/2024

Theo dự báo của ngành chức năng, năm 2024, xuất khẩu trái cây của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhiều thị trường khó tính đang mở cửa tiếp nhận. Để đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD, đòi hỏi doanh nghiệp và người dân cần đẩy mạnh liên kết sản xuất để nâng chất lượng trái cây xuất khẩu.

Sầu riêng là một trong những loại trái cây chủ lực để xuất khẩu.
Sầu riêng là một trong những loại trái cây chủ lực để xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu mở rộng

Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong quý I/2024, sản lượng của một số cây ăn quả chủ lực tăng khá, như: sầu riêng đạt 108.000 tấn, tăng 27,1%; cam đạt hơn 323.000 tấn, tăng 4,1%; chuối đạt 697.000 tấn, tăng 3,8%; xoài đạt 191.000 tấn, tăng 3,6%; bưởi đạt hơn 167.000 tấn, tăng 3,1%.

Mới đây, ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai đã đưa ra một bức tranh nông sản nhiều màu sắc, trong đó phát triển cây ăn quả giữ vai trò quan trọng. Hiện toàn tỉnh Gia Lai có khoảng 21.500ha cây ăn quả, riêng chanh leo có khoảng gần 4.500ha. Dự kiến đến năm 2025 sẽ đưa diện tích chanh leo toàn tỉnh lên 20.000ha, lớn nhất cả nước.

“Để làm được điều này, Gia Lai chủ trương chuyển các diện tích trồng sắn, mía, điều, cao su kém hiệu quả sang tập trung trồng cây ăn quả. Có 4 loại cây được tỉnh quy hoạch vào nhóm xuất khẩu chủ lực, gồm chanh leo, chuối, bơ và sầu riêng. Riêng chanh leo, đây là loại cây trồng cho lợi nhuận cao, từ 350 - 400 triệu đồng/ha, giúp đảm bảo đời sống và sinh kế cho bà con nông dân”, ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai chia sẻ.

Trong quý I/2024, ngành hàng rau quả đã mang về cho Việt Nam gần 1,23 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2023. Thời gian tới, Việt Nam sẽ có thêm 3 sản phẩm được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Nếu tận dụng tốt cơ hội, năm 2024, xuất khẩu rau quả có thể đạt 6,5 - 7 tỷ USD.

Ông Đặng Phúc NguyênTổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam

Cùng với đó, tỉnh Gia Lai đã chủ trương áp dụng các tiêu chuẩn GlobalGAP trong tổ chức sản xuất với diện tích hiện tại khoảng 9.000ha, tập trung vào hai loại cây chủ lực là chanh leo và chuối. Hiện Gia Lai đã có 51 mã số vùng trồng, 21 cơ sở đóng gói. Ngoài ra, các giải pháp tích cực cũng được tỉnh chú trọng xây dựng như quy trình canh tác hữu cơ, tưới tiết kiệm. Đồng thời chú trọng liên kết sản xuất để phát triển bền vững cây ăn quả.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định, do thị trường xuất khẩu mở rộng, trong quý I/2024, ngành hàng rau quả đã mang về cho Việt Nam gần 1,23 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2023. Thời gian tới, Việt Nam sẽ có thêm 3 sản phẩm được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc là dược liệu, dừa, hoa quả đông lạnh. Nếu tận dụng tốt cơ hội, năm 2024, xuất khẩu rau quả có thể đạt 6,5 - 7 tỷ USD.

Cây chanh leo giống được trồng tại Gia Lai. Ảnh: Đăng Lâm.
Cây chanh leo giống được trồng tại Gia Lai. Ảnh: Đăng Lâm.

Chú trọng liên kết sản xuất để nâng cao chất lượng nông sản

Bên cạnh những thuận lợi, việc sản xuất, tiêu thụ trái cây vẫn gặp không ít khó khăn do diện tích trồng cây ăn quả ở một số địa phương còn phân tán, không tập trung. Điều này gây khó khăn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức liên kết sản xuất và kiểm soát chất lượng nông sản. Để tháo gỡ khó khăn, Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT khuyến nghị, các doanh nghiệp và người dân cần liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tại tỉnh Sơn La, năm 2024, địa phương này có 84.160ha cây ăn quả. Từ tháng 4 trở đi, các loại cây ăn quả sẽ thu hoạch tập trung với sản lượng lớn, như: mận khoảng 80.000 tấn; xoài khoảng 77.800 tấn; nhãn khoảng 81.000 tấn...

Để đẩy mạnh việc tiêu thụ nông sản, theo ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La: Địa phương hiện đã có phương án hỗ trợ cho tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu nông sản, tiến tới tất cả các sản phẩm xuất khẩu đạt chính ngạch. Đồng thời, tỉnh xác định vùng trồng cho từng nhà máy chế biến, vùng trồng cho từng khu vực xuất khẩu và tiêu thụ ở thị trường trong nước, tránh tình trạng được mùa, mất giá khi vào vụ thu hoạch.

Để đạt được mục tiêu xuất khẩu rau quả 6,5 - 7 tỷ USD trong năm 2024, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, các địa phương cần tập trung nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sản xuất rải vụ thu hoạch; thiết lập mã số vùng trồng. Gắn phát triển vùng trồng cây ăn quả với các cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm theo lợi thế của từng địa phương; quan tâm xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, chứng nhận bảo hộ độc quyền thương hiệu hàng hóa tại Việt Nam cho các loại trái cây.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.