Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Tin tức

Đẩy mạnh công tác phối hợp về phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn

PV - 14:16, 11/07/2019

Chiều 10/7, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tổ chức Hội nghị Triển khai công tác phối hợp về phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu (DTTS) và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến và Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung đồng chủ trì Hội nghị.

Công tác phối hợp Toàn cảnh Hội nghị.

Cùng tham dự Hội nghị về phía UBDT có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn, Hoàng Thị Hạnh, Phan Văn Hùng; về phía Bộ LĐTB&XH có Thứ trưởng Lê Tấn Dũng, Lê Quân; đại diện lãnh đạo các Tổng cục, cục, vụ, thuộc UBDT, Bộ LĐTB&XH.

Hội nghị nhằm tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa Bộ LĐTB&XH và UBDT; đồng thời trao đổi, đóng góp ý kiến, hoàn thiện Đề án Tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), vùng có điều kiện ĐBKK giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban Dân tộc chủ trì.

Thông tin về tiến độ xây dựng Đề án, ông Bùi Văn Lịch, Vụ trưởng Vụ Chính sách UBDT cho biết: UBDT đã thành lập Ban Soạn thảo, Tổ biên tập; tổng hợp kết quả thực hiện chính sách dân tộc từ phía Bộ LĐTB&XH; xây dựng đề cương dự thảo Đề án; rà soát quan điểm, đường lối, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xây dựng Đề án; tổ chức 4 cuộc Hội thảo khu vực tham vấn ý kiến đại diện các địa phương thuộc vùng DTTS&MN; tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ; các bộ, ban ngành trung ương; gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp để thẩm định....

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Hội nghị.

Trao đổi và đóng góp ý kiến vào nội dung Đề án, các đại biểu Bộ LĐTB&XH đánh giá cao mục tiêu Đề án. Một số ý kiến cũng cho rằng, các chính sách thuộc Đề án cần có sự khảo sát kỹ, phù hợp với trình độ, nguyện vọng của người dân. Thời gian thực hiện Đề án trong 5 năm (2021 – 2025) là khá ngắn, UBDT nên cân nhắc việc đề xuất với Chính phủ về thời hạn thực hiện Đề án đến năm 2030 để Đề án thực sự phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng đã trao đổi, đề xuất các nội dung xoay quanh quan điểm xây dựng đề án; mục tiêu Đề án; phương hướng, nhiệm vụ... của Đề án.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, vùng DTTS và miền núi vẫn là khu vực lõi nghèo và tụt hậu so với các vùng đô thị phát triển, vì vậy bên cạnh những kết quả đạt được thì cần có những bước đi đột phá để phát triển vùng DTTS&MN. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho rằng, đây là Đề án trọng tâm đột phá, do đó nội dung Đề án này và nội dung của 2 Chương trình Mục tiêu quốc gia (Chương trình Nông thôn mới và Chương trình Giảm nghèo bền vững) thực hiện song song, nhưng không để trùng lặp nhau.

Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghi, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến tiếp thu, ghi nhận các ý kiến góp ý của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung và các đại biểu tham dự Hội nghị để bổ sung vào Đề án. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp, ủng hộ và chia sẻ của Bộ LĐTB&XH trong quá trình xây dựng, tham mưu với Chính phủ để Đề án Tổng thể đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS&MN, vùng có điều kiện ĐBKK giai đoạn 2021-2025 sớm được Quốc hội phê duyệt, đi vào triển khai thực hiện.

HỒNG MINH