Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe cho vị thành niên, thanh niên

PV - 14:46, 26/06/2018

Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn mà cơ thể đang có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, lại thiếu kiến thức để tự bảo vệ bản thân. Để giúp các em ổn định tâm lý, những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên được các trường học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang quan tâm chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc.

Có mặt trong một buổi ngoại khóa tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên tại Trường THPT Đầm Hồng (Chiêm Hóa, Tuyên Quang), chúng tôi đã có buổi trải nghiệm đầy lý thú và bổ ích với các em. Các em được nói chuyện, chia sẻ, được cung cấp thông tin khoa học, những tài liệu về giới tính, đồng thời được giải đáp thắc mắc về những vấn đề về tuổi dậy thì, kiến thức sức khỏe sinh sản (SKSS); những hậu quả về việc thiếu hiểu biết về giới tính lứa tuổi; hậu quả của việc quan hệ tình dục không an toàn...

Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản giúp trẻ tự bảo vệ mình. Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản giúp trẻ tự bảo vệ mình.

Mặc dù, thời gian buổi ngoại khóa chỉ kéo dài hai giờ đồng hồ, nhưng các em được chia sẻ tâm sự, trao đổi những điều vốn được coi là thầm kín, khó nói như: giáo dục chăm sóc SKSS, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hay sự khác nhau giữa tình bạn và tình bạn khác giới; mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai không an toàn tuổi vị thành niên; thực trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân...

Thầy giáo Ma Văn Kết, Hiệu trưởng Trường THPT Đầm Hồng chia sẻ: Ở tuổi vị thành niên các em sẽ dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những yếu tố tác động của xã hội bên ngoài. Những kiến thức về giáo dục giới tính giúp cung cấp các thông tin và kỹ năng để các em có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình cũng như có kiến thức để xây dựng một cuộc sống lành mạnh.

Bên cạnh vấn đề SKSS, việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh cũng được nhiều nhà trường đặc biệt quan tâm.

Tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Thượng Nông (Na Hang) ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch các hoạt động y tế trường học cần thực hiện, chủ động phối hợp với trạm y tế tại địa bàn để thực hiện tuyên truyền hiệu quả. Trong đó, tập trung tuyên truyền về bệnh tay-chân- miệng, bệnh cúm theo mùa, phòng chống cận thị, gù vẹo cột sống, phòng chống các bệnh giun… Từ đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh trong công tác phòng, chống các dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Đảm bảo sức khỏe giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập. Đảm bảo sức khỏe giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập.

Bà Trần Thị Thủy, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Tuyên Quang cho biết, công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên được ngành Giáo dục đặc biệt quan tâm. Sở GD&ĐT đã chủ động phối hợp với ngành Y tế tỉnh, tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ y tế trường học, nhất là các lớp tập huấn về nha học đường, về phòng chống dịch bệnh theo định kỳ. Cùng với đó, các trường học đều có cán bộ y tế chuyên trách hoặc kiêm nhiệm phụ trách y tế học đường, có phòng y tế riêng và tủ thuốc với đầy đủ các loại thuốc thiết yếu để sơ cấp cứu và điều trị cho học sinh

Dù điều kiện để thực hiện công tác y tế trường học ở các trường học trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, nhưng nhờ có sự phối hợp giữa nhà trường với các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, công tác tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe cho học sinh đã được thực hiện hiệu quả, không để các dịch bệnh xảy ra.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.