Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dạy học từ xa trong mùa dịch Covid-19: Còn nhiều khó khăn cho vùng DTTS, miền núi

Hoài Dương - 21:19, 16/03/2020

Ngày 13/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có công văn gửi các Sở GD&ĐT về việc tăng cường dạy học qua internet, trên truyền hình đối với học sinh trong thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, đối với nhiều địa phương nhất là ở các tỉnh miền núi giải pháp này gặp nhiều khó khăn và bất cập.

Nhiều khó khăn cho học sinh học vùng DTTS học trên truyền hình trong mùa dịch Covid-19 (Ảnh: nguồn internet)
Nhiều khó khăn cho học sinh học vùng DTTS học trên truyền hình trong mùa dịch Covid-19 (Ảnh: nguồn internet)

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ đã có văn bản phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam để xây dựng chương trình và tổ chức dạy học trên kênh truyền hình giáo dục quốc gia (kênh VTV7 và một số kênh truyền hình Trung ương khác) và được công bố trên Cổng thông tin của Bộ GD&ĐT tại địa chỉ http://www.moet.gov.vn để các trường hướng dẫn giáo viên, học sinh tham khảo lịch phát sóng các bài học. Cùng với đó, Đài Truyền hình Việt Nam cũng sẽ có sự giúp đỡ, phối hợp với Đài Truyền hình ở các địa phương trong việc triển khai giải pháp dạy học trên truyền hình trong mùa dịch Covid-19. 

Được đánh giá là đáp ứng được cả nhu cầu học từ xa của các em học sinh, tuy nhiên, Bộ GD&ĐT nhận định, dạy học trên truyền hình thì khả năng tương tác giữa thầy cô và học sinh bị hạn chế, nên buộc các địa phương phải hướng dẫn, lựa chọn kỹ giáo viên để thiết kế bài giảng, tổ chức dạy học làm sao giáo viên giảng bài đến đâu học sinh dễ hiểu, dễ tiếp cận đến đó. 

Để giám sát được việc dạy học có thực chất hay không, theo Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT phải hướng dẫn, yêu cầu giáo viên từng lớp, từng môn học cùng tham dự giờ học trên truyền hình với học sinh, để sau đó hướng dẫn học sinh của mình thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong các giờ học trên truyền hình, cùng với đó giải đáp những băn khoăn, thắc mắc sau giờ học cho học sinh. 

Cùng với việc nghiêm túc, bắt tay ngay vào việc chuẩn bị điều kiện triển khai các nội dung trên, nhiều địa phương nhất là ở vùng DTTS, miền núi gặp không ít khó khăn trong việc đảm bảo 100% học sinh được tiếp cận giải pháp. Theo bà Lê Thị Thủy, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu, cho đến thời điểm hiện tại, Sở đã làm việc với Đài Truyền hình Lai Châu để triển khai phương án dạy học trên truyền hình với mỗi số phát sóng là 30 phút và khung giờ phát sóng dự kiến vào 8 giờ - 8 giờ 30 phút hoặc 20 giờ - 20 giờ 30 phút tất cả các ngày trong tuần.

Tuy nhiên, bà Thuỷ cũng trăn trở rằng, tại các bản làng vùng sâu, vùng xa nhiều hộ gia đình không có ti vi, thiếu các điều kiện khác về cơ sở hạ tầng thông tin. Đồng thời, mức độ quan tâm, nhắc nhở, theo dõi việc học tập của con ở nhiều phụ huynh còn chưa thường xuyên đang là những khó khăn của địa phương trong việc triển khai giải pháp này.

Cùng với Sở GD-ĐT tỉnh Lai Châu, nhiều địa phương khác như Sở GD-ĐT tỉnh Yên Bái và Sở GD-ĐT tỉnh Điện Biên,…cũng cùng chung cảnh ngộ. Tại các tỉnh này, đều có chung đặc điểm nhiều hộ dân không có tivi, thậm chí nhiều bản làng chưa có điện, chưa có sóng điện thoại, giao thông đi lại khó khăn ...

Ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên cho biết: “Dạy học trên truyền hình là giải pháp không mới ở nước ta. Tuy nhiên, đối với các tỉnh miền núi như Điện Biên thì là một thử thách, khi kinh nghiệm chưa có. Các thầy, cô giáo phải vừa làm vừa dò, chứ chưa thể làm tốt được ngay”.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.