Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dấu mốc rất quan trọng cụ thể hóa các lĩnh vực hợp tác vì lợi ích của Nhân dân

PV - 13:02, 26/04/2023

Ngày 25/4 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Argentina, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự sự kiện kỷ niệm “50 năm quan hệ Việt Nam - Argentina: Hiện tại và tương lai”.

Trong bài phát biểu quan trọng thu hút sự quan tâm, chú ý của các nhà ngoại giao, nhà kinh tế, trí thức Argentina và các cơ quan đại diện ngoại giao của các nước tại Argentina, Chủ tịch Quốc hội cho biết, đến nay thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả 33 nước trong khu vực Mỹ Latinh, Việt Nam hết sức coi trọng và mong muốn đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi với các nước trong khu vực này.

Chủ động ứng phó thách thức toàn cầu

Phát biểu tại sự kiện nói trên, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng Argentina về những thành tựu to lớn, đáng tự hào đạt được trong công cuộc khôi phục, phát huy dân chủ và phát triển đất nước trong 40 năm qua.

Theo đó, Argentina đang ngày càng khẳng định và phát huy vị thế, vai trò ở khu vực và trên thế giới với nền kinh tế năng động, hiện đại, đứng thứ 3 ở Mỹ Latinh về quy mô và thuộc nhóm G20 của thế giới.

Trao đổi về tình hình thế giới, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, hơn bao giờ hết, chúng ta hy vọng các quốc gia cần đoàn kết, hợp tác và thống nhất, cùng chung tay ứng phó với những thách thức mang tính toàn cầu, vì một thế giới tốt đẹp hơn.

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam nêu rõ: Chúng ta mong muốn và kêu gọi các bên ở các điểm nóng nhanh chóng chấm dứt chiến tranh, xung đột, ngồi vào bàn đàm phán, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, tìm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, bất đồng; trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế; đồng thời, chúng ta càng cần có những cam kết mạnh mẽ và hành động thiết thực đề cao chủ nghĩa đa phương, trật tự dựa trên luật pháp quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng: Các nước cũng cần nắm bắt những cơ hội to lớn từ các xu hướng chuyển đổi số, kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo… đang mang đến.

Theo đó, phải đẩy nhanh các sáng kiến liên kết, hợp tác kinh tế mới ở các cấp độ khu vực và toàn cầu; đồng thời, tiếp tục nỗ lực thúc đẩy xây dựng hình thái toàn cầu mới công bằng, bền vững hơn đối với tất cả các nước, các nền kinh tế…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với đại biểu. (Ảnh: DOÃN TẤN/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với đại biểu. (Ảnh: DOÃN TẤN/TTXVN)

Về tình hình và chính sách đối ngoại của Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hoá, đa phương hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, hiệu quả.

Theo đó, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam triển khai đồng bộ cả ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước-ngoại giao nghị viện và đối ngoại nhân dân.

Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Quốc hội Việt Nam đóng vai trò hàng đầu trong việc thể chế hóa các chủ trương, đường lối chính trị, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, lập pháp và giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật; trong đó, lĩnh vực đối ngoại giữ vị trí rất quan trọng.

Về tầm nhìn trong quan hệ giữa Việt Nam và khu vực Mỹ Latinh 10 năm tới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Việt Nam hết sức coi trọng và mong muốn đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi với khu vực Mỹ Latinh.

Chủ tịch Quốc hội cho biết: Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với tất cả 33 nước trong khu vực Mỹ Latinh, trong đó có các bạn bè truyền thống, gắn bó lâu đời, cả về lịch sử, tình cảm và chia sẻ nhiều điểm tương đồng về truyền thống, văn hóa và lợi ích chung.

Quang cảnh cuộc phát biểu. (Ảnh: DOÃN TẤN/TTXVN)
Quang cảnh cuộc phát biểu. (Ảnh: DOÃN TẤN/TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của Việt Nam trên hành trình bôn ba tìm đường cứu nước đầu thế kỷ XX đã dừng chân tại Argentina và Uruguay.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định: Ở bất kỳ thời kỳ nào, dù trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và hiện nay, Việt Nam luôn vinh dự nhận được tình đoàn kết chặt chẽ, sự giúp đỡ to lớn và toàn diện của nhân dân thế giới, trong đó có nhân dân Argentina và những người bạn Mỹ Latinh thủy chung, son sắt đã dành cho Việt Nam nghĩa bè bạn thiêng liêng và tận hiến.

“Đây là tài sản quý giá, tiền đề quan trọng để chúng ta thu hẹp và xóa đi sự cách biệt giữa con người với con người bằng tinh thần, lực lượng và hành động đề cao độc lập và tự chủ, yêu chuộng hòa bình và tự do, trân trọng công bằng và chính nghĩa cho chúng ta và vì cả loài người tiến bộ”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Trong tình hình thế giới phức tạp hiện nay, Việt Nam kỳ vọng cùng các nước Mỹ Latinh chủ động đón bắt những cơ hội để nhân lên sức mạnh, cộng đồng trách nhiệm, cùng nhau chủ động giải quyết hiệu quả các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống dù trên bộ, trên biển hay trên không, góp phần gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên toàn thế giới.

Theo Chủ tịch Quốc hội, dự báo và tầm nhìn 10 năm tới, Đông Nam Á và Mỹ Latinh có tiềm năng to lớn và hoàn toàn có thể trở thành hiện thực để trở thành những cực tăng trưởng mới của thế giới. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, hai khu vực Đông Nam Á và Mỹ Latinh cần tăng cường liên kết để hiện thực hóa tiềm năng nói trên.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với các đại biểu. (Ảnh: DOÃN TẤN/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với các đại biểu. (Ảnh: DOÃN TẤN/TTXVN)

Phát biểu chào mừng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Argentina Eduardo Valdes nhắc lại thời điểm năm 1973, khi Việt Nam và Argentina chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, chỉ ít ngày sau khi thành lập chính quyền mới, một trong những nhiệm vụ đầu tiên được Tổng thống Peron thực hiện ngay chính là thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Theo ông, nhìn lại 50 năm qua với rất nhiều sự kiện quan trọng, đỉnh điểm là việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện năm 2010, mối quan hệ Việt Nam và Argentina đã đạt được nhiều thành tựu trên 13 kênh hợp tác quan trọng.

Tuy nhiên, ông cho rằng, đó mới chỉ là những khởi điểm trong quan hệ hai nước. Hiện nay, hai nước đang ngày càng hợp tác chặt chẽ để nâng cao hơn nữa mối quan hệ lên Đối tác chiến lược theo lĩnh vực, trong đó, hai bên đã đưa ra những lĩnh vực hợp tác như an ninh lương thực, phát triển năng lượng...

Ông cho rằng, ít nước nào trên thế giới có thể đạt được tốc độ tăng trưởng thương mại lớn trong thời gian ngắn như vậy, và nêu quan điểm, quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn còn rất nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển hơn nữa.

Sự phát triển của Việt Nam trong những năm qua là hình mẫu cho Argentina có thể học tập với việc thu hút đầu tư nước ngoài và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao trong nhiều năm.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Argentina nhấn mạnh: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội là dấu mốc rất quan trọng để hai bên có thể cụ thể hoá rất nhiều quan hệ hợp tác vì lợi ích của nhân dân hai nước…

Trước đó, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, cơ quan hai nước gồm: Hiệp định dẫn độ; Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù; Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự; Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina. Thoả thuận hợp tác nghiệp vụ giữa Thông tấn xã Việt Nam và Hãng Thông tấn quốc gia Argentina.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.