Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Dấu ấn mới từ Chương trình MTQG 1719 ở xã nghèo Phìn Ngan

Trọng Bảo - 21:05, 22/08/2023

Phìn Ngan là một trong những xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Những năm qua, với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, kinh tế - xã hội của xã có những bước phát triển mới. Tuy nhiên, do đặc thù xã vùng cao, địa bàn rộng, địa hình hiểm trở… về tổng thể Phìn Ngan vẫn còn nhiều khó khăn cần sự "trợ lực" từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc để xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất..., giúp các xã nghèo như Phìn Ngan vươn lên.

Tuyến đường thôn Trung Chải được đầu tư trên 1,6 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Tuyến đường thôn Trung Chải được đầu tư trên 1,6 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) với mục tiêu thúc đẩy phát triển KT-XH các xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS phát triển nhanh, bền vững, tuyến đường thôn Trung Chải, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát được khởi công từ tháng 11/2022, với tổng vốn đầu tư trên 1,6 tỷ đồng. Tuyến đường hoàn thành tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của bà con thôn Trung Chải cũng như các thôn, bản lân cận.

Ông Vàng Láo Lở, Chủ tịch UBND xã Phìn Ngan cho biết: Nhìn chung, hệ thống giao thông liên thôn trên địa bàn xã Phìn Ngan còn rất nhiều khó khăn, đây cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển ở các thôn bản. Chính vì vậy, ngay sau khi nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 được phân bổ, xã ưu tiên để nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn. Năm 2022, xã Phìn Ngan đã khởi công 3 tuyến đường liên thôn, với tổng chiều dài gần 5km từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719. Hiện tại, cả 3 tuyến đường đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

“Từ góc độ lãnh đạo địa phương, chúng tôi rất biết ơn Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, việc kiên cố hóa hệ thống giao thông có vai trò quyết định trong việc thúc đẩu phát triển kinh tế - xã hội ở vùng khó. Có đường giao thông, hàng hóa nông sản của bà con sẽ thuận lợi trong việc giao thương, tiêu thụ. Từ đó, sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân”, Chủ tịch Vàng Láo Lở bộc bạch.

Phìn Ngan cũng là một trong các địa phương chịu nhiều ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai, mưa lũ gây ra trong thời gian qua. Theo thống kê, hiện nay xã Phìn Ngan còn hơn 50 hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm cần di dời đến nơi ở mới. Để giải quyết vấn đề này, cấp ủy, chính quyền xã cũng đã bố trí khu tái định cư, với quy mô gần 100 hộ. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất đó là “nguồn lực”; chính vì vậy, nhiều năm nay quy hoạch khu tái định cư này vẫn chỉ nằm trên giấy.

“Vừa qua, từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, dự án khu tái định cư thôn Láo Vàng, xã Phìn Ngan có diện tích 11,6 ha bố trí cho 70 hộ dân tái định cư với tổng kinh phí hơn 21,2 tỷ đồng đã được phê duyệt. Hiện nay, Ban quản lý dự án các công trình xây dựng của huyện đang tiến hành đấu thầu để triển khai thi công. Khi dự án hoàn thành sẽ tạo điều kiện để bà con chuyển về nơi ở mới an toàn hơn, cấp ủy, chính quyền chúng tôi cũng bớt đi mối lo mỗi khi mùa mưa lũ về”, ông Lở thôn tin thêm.

Hàng chục hộ dân sẽ được chuyển đến nơi ở an toàn khi khu tái định cư thôn Láo Vàng hoàn thành
Hàng chục hộ dân sẽ được chuyển đến nơi ở an toàn khi khu tái định cư thôn Láo Vàng hoàn thành

Năm 2023 xã Phìn Ngan được giao tổng dự toán thực hiện Chương trình MTQG 1719 là 2.390 triệu đồng (nguồn vốn sự nghiệp). Đến thời điểm này, xã đang khẩn trương rà soát, thẩm định các dự án hỗ trợ sau đầu tư gồm 120 héc ta quế; triển khai hơn 20 héc ta diện tích trồng cây măng sặt theo chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Triển khai mô hình nuôi lợn đen địa phương tập trung tại 2 thôn Lò Suối Tủng và Trung Hồ với 20 hộ tham gia...

Chính quyền địa phương và người dân Phìn Ngan đang kỳ vọng, với nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719  và những kết quả bước đầu trong triển khai thực hiện, sẽ  góp phần “thay da, đổi thịt”, nhất là về cơ sở hạ tầng, mô hình sinh kế bền vững  Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân từng bước nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững cho Phìn Ngan.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận