Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đánh thức khát vọng làm giàu

PV - 10:09, 25/01/2019

Phong trào khởi nghiệp vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi đang dần được đánh thức nhờ phát huy nội lực cùng nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và Ủy ban Dân tộc. Quan trọng hơn là niềm tin, khát vọng khởi nghiệp, làm giàu của đồng bào DTTS đã và đang dâng lên mạnh mẽ, mở ra những hướng phát triển mới.

Lần đầu dẫn chương trình tại Hội thảo Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2018 với chủ đề “Chia sẻ nguồn lực, kết nối thông tin” tại Hà Nội (tháng 12/2018), sự chững chạc, tự tin của cô gái dân tộc Cờ Lao Lưu Thị Hòa, thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang làm các đại biểu thấy như vững tin hơn vào khát vọng khởi nghiệp của những thanh niên DTTS.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang phát huy tiềm năng, thế mạnh về nông sản, đặc sản, đa dạng văn hóa để khởi nghiệp, làm giàu. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang phát huy tiềm năng, thế mạnh về nông sản, đặc sản, đa dạng văn hóa để khởi nghiệp, làm giàu.

Tốt nghiệp khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nhưng Hòa đã chọn cho mình con đường khởi nghiệp từ nông nghiệp bản làng. Hiện nay, HTX Nông Lâm nghiệp và dịch vụ thương mại tổng hợp Po Mỷ do Hòa sáng lập là HTX đầu tiên của đồng bào DTTS rất ít người khởi nghiệp từ nông nghiệp. Quy mô của HTX hiện nay có 2.700m2 nông trại với quy trình khép kín, trồng, sản xuất, kinh doanh một số nông sản, đặc sản. HTX cũng đã mở một chuỗi cửa hàng “Về bản” tại Hà Nội, doanh thu trung bình mỗi tháng đạt vài trăm triệu đồng.

Trò chuyện với chúng tôi bằng ánh mắt đầy cương nghị, Hòa cho hay: “Bản thân em sinh ra và lớn lên ở mảnh đất rất nhiều gian khó, thấu hiểu những nỗi nhọc nhằn của bà con, em quyết định thành lập HTX để khởi nghiệp từ nông nghiệp, giúp nền nông nghiệp quê hương em phát triển, mang lại cuộc sống ấm no cho bản làng”.

Ở mảnh đất mà đồng bào vẫn hằng ngày gùi từng nắm đất thả vào hốc đá để trồng trọt, mưu sinh, thì những bước đi táo bạo của cô gái Cờ Lao đã và đang truyền cảm hứng cho nhiều thanh niên DTTS ở Đồng Văn nói riêng, đồng bào DTTS nói chung trên con đường khởi nghiệp, làm giàu từ tài nguyên trên chính mảnh đất quê hương mình.

Điều dễ nhận thấy nhất ở các bạn thanh niên DTTS đã và đang khởi nghiệp là tinh thần, niềm tin, khát vọng khởi nghiệp ngày càng được dâng lên mạnh mẽ. Tại cuộc thi Dự án khởi nghiệp lần 4 năm 2018 với chủ đề “Phát triển tài nguyên bản địa bằng sức mạnh công nghệ” do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cùng với các đối tác chiến lược tổ chức, đã có nhiều dự án khởi nghiệp của đồng bào DTTS tham dự và đạt giải.

Theo đánh giá của bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp, cuộc thi đã có rất nhiều dự án của các bạn trẻ người DTTS tham gia dự thi và vui hơn khi đã có dự án của đồng bào DTTS đạt giải cao nhất của cuộc thi. Điều đó cho thấy, khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa vùng DTTS hoàn toàn có thể thành công nếu như có niềm đam mê và nỗ lực.

Cùng quan điểm với bà Vũ Kim Hạnh, chị Phạm Hoàng Ngân, thành viên Tổ Công tác 569 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc kiêm Tổng Thư ký Mạng lưới các nhà cố vấn, đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS chia sẻ: “Các dự án khởi nghiệp của đồng bào DTTS đều rất có tiềm năng và đặc biệt đều thể hiện mối quan tâm rất lớn đến cộng đồng, chú ý tới phát triển tài nguyên bản địa. Chỉ cần có thêm chính sách hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước để khích lệ, tạo điều kiện cho các bạn có thể tận dụng sự hỗ trợ của các chính sách đó là sẽ thành công”.

Các sản phẩm khởi nghiệp của đồng bào DTTS đã và đang được người dân tin tưởng, đón nhận. Các sản phẩm khởi nghiệp của đồng bào DTTS đã và đang được người dân tin tưởng, đón nhận.

Phát huy nội lực, phát triển chuỗi giá trị, yếu tố thị trường,… đó cũng chính là “mắt xích” đang “yếu” cần tháo gỡ để phong trào khởi nghiệp vùng DTTS thành công. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc mà cụ thể hơn là Tổ Công tác 569 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã có rất nhiều hoạt động thiết thực để tiếp tục truyền cảm hứng khởi nghiệp ở vùng DTTS. Riêng trong năm 2018, được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức, đơn vị, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức nhiều chương trình đào tạo, tập huấn khởi nghiệp; nhiều diễn đàn kết nối, hỗ trợ khởi nghiệp được tổ chức từ Bắc tới Nam…

Đặc biệt, trong năm qua, được sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới và một số tổ chức Quốc tế, Ủy ban Dân tộc đã phát động Cuộc thi “Ý tưởng chuỗi giá trị dành cho cộng đồng DTTS Việt Nam”. Có thể đánh giá, về cơ bản các ý tưởng đã chú trọng tận dụng, phát huy thế mạnh của quê hương để tạo ra chuỗi giá trị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, như: trồng trọt, chăn nuôi, phát triển du lịch, ngành nghề truyền thống, di sản văn hóa… Điển hình như các dự án: Đào tạo nghề cho phụ nữ thanh niên Mông gắn liền với thiết kế, sử dụng thổ cẩm; tăng cường hiệu quả chuỗi giá trị trong ngành nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, kết nối du lịch, phát triển kinh tế-xã hội và bảo tồn di sản văn hóa Chăm An Giang; mô hình chanh leo theo chuỗi giá trị do phụ nữ và thanh niên DTTS tỉnh Cao Bằng; trồng và phát triển mở rộng cây dược liệu góp phần nâng cao cuộc sống người dân Bắc Kạn; bảo tồn văn hóa dân tộc M’nông thông qua kết nối với du lịch tại thôn M’Niêng, xã Đăk Liêng, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk…

PGS.TS Trần Văn Ơn, Trưởng bộ môn Thực vật học (Trường Đại học Dược Hà Nội), vị PGS.TS mà nhiều người vẫn gọi ông với tên quen thuộc “Nhà khoa học của núi rừng”-một trong những thành viên Ban Giám khảo cuộc thi đánh giá cao sáng kiến tổ chức cuộc thi của Ủy ban Dân tộc và cho rằng cuộc thi là sân chơi rất tốt để đồng bào DTTS thử sức trong việc tạo ra chuỗi giá trị. “Các dự án tham gia cuộc thi phần lớn đều có ý tưởng tốt, mang lại lợi ích thiết thực, có tính đến đầu vào, đầu ra một cách nghiêm túc và bài bản”.

Một tin vui đối với đồng bào DTTS nói chung, những người khởi nghiệp vùng DTTS nói riêng là Ủy ban Dân tộc vừa xúc tiến thành lập Mạng lưới các nhà cố vấn khởi nghiệp vùng DTTS, miền núi do đích thân Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc làm Chủ tịch danh dự. Mạng lưới đặc thù này thể hiện sự quan tâm hỗ trợ rất lớn đến phong trào khởi nghiệp vùng DTTS của Ủy ban Dân tộc.

Có thể nói, những nỗ lực kết nối, hỗ trợ đồng bào DTTS khởi nghiệp của Ủy ban Dân tộc đang đi đúng hướng, như trăn trở của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến: trong bối cảnh nguồn lực thực hiện chính sách dân tộc đang ngày càng khó khăn, thì việc phát huy lợi thế về nông sản, đặc sản, đa dạng văn hóa vùng DTTS để khởi nghiệp là con đường giảm nghèo, tăng giàu hiệu quả nhất.

THANH HUYỀN

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.