Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đánh giá kết quả triển khai Nghị định của Chính phủ trong thực hiện Chương trình 135

Xuân Thường - 22:00, 26/12/2019

Trong 2 ngày 25-26/12/2019, tại TP. Thái Nguyên, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai Nghị định 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ trong thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020”. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện một số bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT; đại diện các sở, ngành, Ban Dân tộc tỉnh, Phòng Dân tộc huyện, Người có uy tín, cán bộ làm công tác dân tộc của 15 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông phát biểu tại Hội thảo
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông phát biểu tại Hội thảo

Theo Nghị định 161/2016/NĐ-CP của Chính phủ, việc thực hiện Chương trình 135 (CT135) giai đoạn 2016 - 2020 đã được hơn 20 tỉnh thành ban hành danh mục áp dụng cơ chế đặc thù, ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình. Trong CT135, trung bình khoảng 70% số xã làm chủ đầu tư công trình; một số tỉnh giao 100% các xã làm chủ đầu tư, vốn duy tu bảo dưỡng được giao 100% cho cấp xã…Nhờ vậy, năng lực của cán bộ cơ sở được nâng lên, các công trình phù hợp hơn với người dân, tiết kiệm được từ 30% trở lên với các công trình nhỏ, tính công khai, minh bạch được tăng lên, huy động hợp lý nội lực cộng đồng, trao quyền tự chủ, tự quản cho cộng đồng, người dân, giảm nghèo dựa vào cộng đồng, thúc đẩy tinh thần tự lực tự cường của người dân trong giảm nghèo.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông cho biết: Tính đến thời điểm này, việc thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù trong CT135 đã đạt kết quả tích cực ở một số địa phương. Nhiều địa phương đã có các mô hình, bài học kinh nghiệm tốt về thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù. Trong đó hai yếu tố then chốt là xác định phạm vi, lộ trình, chỉ tiêu thực hiện phù hợp và đổi mới phương pháp, nội dung nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng.

Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế đặc thù cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế ở đa số các địa phương. Hầu hết các tỉnh không có số liệu về tỷ lệ áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù, không đồng bộ về văn bản hướng dẫn, hồ sơ thủ tục, năng lực thực hiện, vốn đối ứng, đa số vẫn phải thuê tư vấn thiết kế, lập dự toán, thuê nhóm thợ hoặc nhà thầu bên ngoài xã thi công….

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông cho rằng, Hội thảo lần này là dịp để nhìn lại kết quả triển khai Nghị định 161/NĐ-CP trong thực hiện CT135, để cùng chia sẻ cách làm hiệu quả, cũng như những khó khăn vướng mắc; qua đó đề xuất những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung để CT135 được triển khai thực hiện thành công, góp phần thực hiện giảm nghèo, phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của cả nước.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tham luận nhiều ý kiến, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện theo cơ chế đặc thù cho CT135 sau năm 2020, trong đó định hướng tập trung vào việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, cải tiến quy trình, thủ tục về phân cấp, trao quyền ở cấp Trung ương, cấp tỉnh cùng với việc hỗ trợ kỹ thuật của cấp trên, sự phối hợp của các bên, xác định phạm vi, lộ trình, chỉ tiêu trao quyền ở mô hình cấp thôn, xã tự quản.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.