Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đánh giá đúng thực tế để đề ra mục tiêu xây dựng nông thôn mới: Việc cần làm ở Tây Trà

PV - 11:08, 24/07/2018

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, đến năm 2020, huyện Tây Trà phải có 1 xã về đích nông thôn mới (NTM) và 5 xã đạt từ 7 tiêu chí trở lên. Tuy nhiên, với đặc thù của một huyện miền núi, dù mục tiêu đặt ra không cao, nhưng đang là quá sức đối với địa phương.

Tây Trà xác định, các tiêu chí khó thực hiện là đường giao thông nông thôn, chợ, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo... Tính đến nay, Tây Trà mới chỉ nhựa hóa, cứng hóa gần 15/266km giao thông. Đây là tiêu chí mà Tây Trà cho rằng rất khó đạt được, bởi hệ thống giao thông trên địa bàn huyện rất phức tạp. Muốn hoàn thiện phải đầu tư hàng trăm tỷ đồng và mất nhiều thời gian...

Một trong những nguyên nhân khiến việc thực hiện mục tiêu xây dựng NTM ở Tây Trà gặp nhiều khó khăn, chính là nguồn lực trong dân rất hạn chế. Trong khi các địa phương ở đồng bằng, đóng góp chính trong xây dựng NTM là từ sức dân nhưng ở Tây Trà, gần 80% là hộ nghèo phải sống dựa vào trợ cấp nên không thể huy động.

Việc cần làm ở Tây Trà Làng định canh, định cư của đồng bào dân tộc Cor, huyện Tây Trà.

Ông Hoàng Như Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Trà cho hay: “Rất nhiều tiêu chí mà đến năm 2020, huyện không thể đạt được. Người dân chưa đủ ăn, thì khó nói đến chuyện xây dựng NTM. Trong khi đó, vốn đầu tư phân bổ về theo quy định phải chia đều cho các xã, nên các địa phương cầm tiền mà chẳng biết đầu tư vào đâu cho hiệu quả”.

Còn tiêu chí về việc làm và thu nhập thì “khó chồng khó”. Bởi Tây Trà là một huyện xa xôi, đường xá đi lại khó khăn, tập quán sản xuất còn lạc hậu nên để thu hút doanh nghiệp về đầu tư, tạo việc làm cho người dân là mục tiêu khó thực hiện được.

Bên cạnh đó, Tây Trà có đến trên 90% là đồng bào DTTS (dân tộc Cor), trình độ còn hạn chế nên triển khai các mô hình sản xuất gặp nhiều khó khăn. Hầu hết, những sản phẩm của các loại cây trồng bản địa ở Tây Trà như cau, mây dó bầu, chuối, cây dược liệu... chưa có đầu ra ổn định, cho nên khi đến mùa thu hoạch người dân không có nơi tiêu thụ và bị thương lái ép bán với giá rẻ.

Những năm gần đây, Tây Trà triển khai mô hình nuôi cá trên các hồ thủy lợi, bước đầu mang lại hiệu quả nhưng do đầu tư vốn lớn và đòii hỏi kỹ thuật cao nên khó nhân rộng.

Ông Hoàng Như Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Trà cho rằng: “Để xây dựng NTM, huyện đã có Nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh phát triển nông-lâm nghiệp, giai đoạn 2016-2020 và định hướng cho những năm tiếp theo và Nghị quyết về phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, huyện kêu gọi nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào huyện. Tuy nhiên, chẳng có doanh nghiệp nào đầu tư; bởi hạ tầng quá kém. Để xây dựng NTM ở Tây Trà nói riêng và các huyện miền núi nói chung, tỉnh cần có cơ chế đặc biệt cũng như tập trung nguồn lực đầu tư, mới có thể về đích như chỉ tiêu mà tỉnh đề ra”, ông Lâm nói.

Tính đến nay, huyện có 1/9 xã đạt 5 tiêu chí NTM, 4 xã đạt 4 tiêu chí và 4 xã chỉ đạt được 3 tiêu chí. Như vậy, nhìn vào thực tế có thể khẳng định để Tây Trà đạt mục tiêu như kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Ngãi đề ra là không khả thi. Vì thế, các ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi cần phải đánh giá lại đúng thực tế, có những chính sách phù hợp để thực hiện mục tiêu xây dựng NTM cho huyện miền núi này.

THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.