Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dân phải sống “treo” bên mép núi Gành (Bình Định): Chưa thể bố trí kinh phí tái định cư

Lê Phương - 20:39, 05/11/2020

Khu vực núi Gành thuộc thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát (Bình Định) là nơi sinh sống mấy chục năm nay của 36 hộ dân. Những ngôi nhà này đều nằm trên lưng chừng núi, mỗi mùa mưa bão đến đều đối mặt với nguy cơ sạt lở, đe dọa an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Người dân nơi đây đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền để được di dời.

Hầu hết những căn nhà của người dân đều nằm “treo” bên mép núi rất nguy hiểm.
Hầu hết những căn nhà của người dân đều nằm “treo” bên mép núi rất nguy hiểm.

Những ngôi nhà “treo” bên mép núi

Những ngày cuối tháng 10, chúng tôi về thôn Đức Phổ 1, nhìn thấy 36 căn nhà của người dân nằm “treo” bên mép núi Gành mà lòng thấy bất an. Bởi nếu như không may, những tảng đá “khổng lồ” trên đỉnh núi Gành sạt xuống, thì số phận những ngôi nhà phía chân núi sẽ bị chôn vùi, khi đó hậu quả sẽ không biết như thế nào.

Bà Trần Thị Thu Thủy, ở thôn Đức Phổ 1 chia sẻ: Vợ chồng tôi có 4 người con đều sinh ra và lớn lên trên chính ngôi nhà cấp 4 rộng chừng 50m2 dưới núi Gành. Hiện cả 4 đứa đều đi làm ăn xa, chỉ có hai vợ chồng tôi ở nhà. Mỗi khi nghe các con nói về thăm nhà thời điểm có mưa bão, tôi đều bảo để trời tạnh ráo hẳn hãy về. Bản thân vợ chồng tôi cũng dọn đồ sang tá túc tạm ở nhà hàng xóm. Ở trong nhà nếu đất, đá, cây cối sạt lở thì rất nguy hiểm.

Chung hoàn cảnh còn có gia đình chị Trần Thị Liên, sống trong ngôi nhà cấp 4, tựa lưng vào núi Gành. Phía trên ngôi nhà chị Liên là đỉnh núi với những tảng đá lớn 20 - 40m3 nằm cheo leo không biết đổ ập xuống nhà lúc nào, hết sức nguy hiểm. Nguy hiểm hơn là, sau đợt mưa vừa qua đã xuất hiện nhiều điểm sạt lở, sụt lún nên gia đình chị Liên rất bất an, không dám ở nhà khi trời mưa lớn, phải đến ở nhờ nhà người quen.

Theo ông Nguyễn Xuân Cảnh, một người dân sống lâu năm tại khu vực núi Gành, trước đây, đã có người bị thiệt mạng do sạt lở. Mấy trận mưa lớn cách đây không lâu đã khiến đất trên núi Gành sạt lở sát nhà dân; cộng với gió mạnh làm cho cây cối ngã đổ rất nguy hiểm.

“Mặc dù, biết nguy cơ sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên các hộ dân vẫn phải bám trụ ở lại. Hiện, 36 hộ dân chúng tôi chỉ mong được chính quyền, các cơ quan chức năng quan tâm để sớm được chuyển đến nơi ở mới an toàn”, ông Cảnh kiến nghị.

Cần đẩy nhanh tiến độ Dự án

Trước nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của người dân, ngày 27/5/2020, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng Dự án khu tái định cư di dời khẩn cấp cho 36 hộ dân sống trong vùng sạt lở núi Gành. Nhiều năm sống chênh vênh trên sườn núi, đi lại khó khăn, hiểm nguy luôn chực chờ, nay sẽ được chuyển xuống vùng đồng bằng trung tâm, nên hầu hết người dân ở núi Gành đều phấn khởi. Nhưng điều khiến người dân băn khoăn là đến bây giờ vẫn chưa biết nơi ở mới ở đâu, khi nào mới được bàn giao để xây nhà.

Ông Châu Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Minh cho biết: Nguyện vọng của bà con núi Gành là chính đáng, đất khu tái định cư mới cũng đã có sẵn chỉ chờ giải phóng mặt bằng xong. Sở dĩ kéo dài nhiều năm vì UBND xã không có kinh phí.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Phù Cát thông tin, Dự án khu tái định cư cho 36 hộ dân sống trong vùng sạt lở tại núi Gành, là công trình khắc phục khẩn cấp phục vụ phòng, chống thiên tai, diện tích hơn 1ha, kinh phí đầu tư hơn 12 tỷ đồng. Nhưng do UBND tỉnh chưa thể bố trí kinh phí thực hiện, nên gây ảnh hưởng lớn đến công tác giải phóng mặt bằng và đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng khi thu hồi đất làm Dự án. UBND huyện đã làm tờ trình gửi cho UBND tỉnh và đề nghị bố trí bổ sung kế hoạch vốn trong năm 2020, để khởi công xây dựng công trình.

Dự án khu tái định cư cho 36 hộ dân sống trong vùng sạt lở tại núi Gành, là công trình khắc phục khẩn cấp phục vụ phòng, chống thiên tai, diện tích hơn 1ha, kinh phí đầu tư hơn 12 tỷ đồng. Nhưng do UBND tỉnh chưa thể bố trí kinh phí thực hiện, nên gây ảnh hưởng lớn đến công tác giải phóng mặt bằng và đền bù cho các hộ dân bị ảnh hưởng khi thu hồi đất làm Dự án.”

Ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Phù Cát

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.