Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dân khổ vì đường xuống cấp

PV - 09:29, 18/10/2018

Đông Thọ là xã khu vực II của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang; xã có 3 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình 135. Một trong những điểm yếu của địa phương hiện nay là hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã đã xuống cấp nghiêm trọng, là rào cản rất lớn để địa phương về đích nông thôn mới.

Đông Thọ Nhiều đoạn trên tuyến đường xã Đông Thọ bị xuống cấp gây khó khăn trong việc đi lại của người dân.

Từ Quốc lộ 37, theo tuyến đường ĐH 21, chúng tôi về trung tâm xã Đông Thọ. Quãng đường chỉ khoảng hơn 10 cây số nhưng chúng tôi phải đi mất gần 1 giờ đồng hồ bởi mặt đường đã xuống cấp nghiêm trọng, đầy “ổ trâu”, “ổ voi”, lại càng lầy lội như mặt ruộng sau đêm mưa nặng hạt.

Tuyến đường ĐH 21 qua xã Đông Thọ ngày ngày đang phải “cõng” hàng trăm lượt xe trọng tải lớn chở nguyên vật liệu xây dựng qua lại. Trên địa bàn xã Đông Thọ còn có Nhà máy giấy An Hòa đóng chân, chỉ tính riêng những lượt xe qua lại mỗi ngày của doanh nghiệp này cũng đã khiến tuyến đường liên huyện đã hư hỏng, xuống cấp phải gồng mình vì quá tải.

Tuyến đường hư hỏng, xuống cấp là thực tế. Theo Bí thư Đảng ủy xã Đông Thọ thì hằng năm, xã đều trích kinh phí để sửa chữa đường. Tuy nhiên, việc sửa chữa theo kiểu chắp vá không giải quyết được vấn đề.

Ông Trần Văn Chất, Trưởng thôn Làng Mông cho biết: “Đường đã xuống cấp nghiêm trọng, trên tuyến đường có nhiều đoạn dốc, có suối chảy qua, mỗi lần mưa to là có lũ. Hằng năm, người dân trong xã đóng góp 50-60 triệu đồng để sửa chữa nhưng không ăn thua”.

Hệ thống đường giao thông yếu kém đã ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đời sống xã hội của người dân xã Đông Thọ; đặc biệt là việc đi học của các em học sinh. Toàn xã Đông Thọ có 2.112 học sinh (gồm 3 cấp học), cứ vào những ngày mưa lớn, gia đình không dám cho con em, nhất là học sinh bậc tiểu học đến trường. Từ đầu năm đến nay, trên tuyến đường ĐH 21 qua xã Đông Thọ đã xảy ra 1 vụ tai nạn khiến 1 người tử vong do đi xe máy tự ngã.

Giao thông đi lại khó khăn còn là rào cản phát triển kinh tế-hội của địa phương. Như chia sẻ của ông Đỗ Tuyến Huệ, Trưởng thôn Xạ Hương, đường giao thông xuống cấp nên người dân rất khó phát triển kinh tế. Hầu hết nhân dân xã Đông Thọ đều sản xuất nông, lâm nghiệp; việc tiêu thụ nông sản khó khăn hơn vì đường đi lối lại không thuận tiện. Bởi vậy, người dân địa phương rất mong mỏi tuyến đường được tỉnh, huyện quan tâm sửa chữa, nâng cấp.

Trao đổi về những khó khăn của người dân xã Đông Thọ, ông Lê Việt Anh, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tuyên Quang cho biết: Tuyến đường nông thôn xã Đông Thọ kéo dài khoảng 70km, việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp cần khoảng 140 tỉ. Trong khi đó, địa bàn tỉnh có hơn 100 xã cần phải đầu tư, nâng cấp đường giao thông. Vì vậy nguồn kinh phí sẽ rất lớn, hiện tỉnh Tuyên Quang chưa thể đáp ứng được.

Như vậy, điều này đồng nghĩa với việc người dân xã Đông Thọ sẽ phải tiếp tục chờ đợi và tự đóng góp sửa chữa đường theo kiểu chắp vá như trước đây.

NGHĨA HIỆP

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.