Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đắk Nông trồng rừng phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

PV - 16:42, 21/08/2019

Ông Mai Chiến Thắng, Phó Giám đốc Công ty Nhôm Đắk Nông (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) cho biết đơn vị đã trồng hơn 30ha rừng trên đất hoàn nguyên sau khai thác bô-xít. Đây là một nội dung quan trọng theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được các cơ quan chức năng phê duyệt.

Trồng rừng Cây keo phát triển xanh tốt sau gần 1 năm được trồng trên đất hoàn nguyên “hậu” khai thác bô xít. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN

Theo đó, sau gần 1 năm, diện tích keo trồng trên đất hoàn nguyên sau khai thác bô-xít đã sinh trưởng và phát triển xanh tốt, cơ bản đáp ứng yêu cầu về hạn chế tình trạng xói lở, rửa trôi đất mặt, dần dần hình thành một “vành đai xanh” xung quanh khu vực khai thác mỏ. Công ty đang tiếp tục trồng rừng phục hồi môi trường trên diện tích gần 200ha đã khai thác bô-xít.

“Đây là một yêu cầu quan trọng trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Chúng tôi cũng thực hiện nghiêm túc các nội dung khác như vấn đề hoàn thổ sau khai thác bô-xít; cải tạo hệ thống thoát nước cho khai trường; cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản…” – ông Mai Chiến Thắng, Phó Giám đốc Công ty Nhôm Đắk Nông nhấn mạnh.

Cây keo phát triển xanh tốt sau gần 1 năm được trồng trên đất hoàn nguyên “hậu” khai thác bô xít. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN Cây keo phát triển xanh tốt sau gần 1 năm được trồng trên đất hoàn nguyên “hậu” khai thác bô xít. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN

Ngành chức năng tỉnh Đắk Nông đánh giá nhìn chung công tác trồng rừng, phục hồi môi trường sau khai thác bô-xít đang được thực hiện khá tốt. Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Nông cũng đang trồng thử nghiệm một số loại cây trồng mới trên loại đất này như sao đen, muồng đen, keo lá tràm, sầu riêng, bơ, mít, ngô, đậu đỗ và khoai lang...

Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, tổng diện tích đất được đưa vào khai thác bô-xít phục vụ chế biến alumin tại huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông là 3.250ha. Công suất khai thác 4,5 triệu tấn quặng mỗi năm. Thời gian khai thác là 34 năm (bao gồm xây dựng cơ bản, khai thác, cải tạo, phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ).

(dantocmiennui.vn)

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.